Pages

"Ao Sau Vườn" vốn là một trang Web đã từng góp mặt trên mạng từ năm 1998 nhằm phổ biến những sáng tác của cá nhân tôi để cùng chia xẻ với mọi người, nhưng nay đã đóng lại vì khả năng kỹ thuật cũng như sức khoẻ không còn cho phép tôi duy trì trang Web này như cũ. Tuy nhiên, để đáp lại chút duyên tri ngộ cũng như cảm tình mà nhiều bạn bè và độc giả đã dành cho trang Web trên bấy lâu nên tôi dùng trang blog này làm nơi lưu trữ các sáng tác trên hầu giúp qúy bạn bè và độc giả có thể ghé vào đọc khi muốn tìm lại chút kỷ niệm nào đó đối với "Ao Sau Vườn".

Sunday, April 28, 2013

Vụ Án Mang Tên "Gián Điệp Bình Định"

BĐÁ XANH RÊU

Đây là một vụ án chính trị đã xảy ra hồi đầu thập niên 50 tại tỉnh Bình Định dưới thời Việt Minh nắm chính quyền vốn được mệnh danh là "vùng tư do Liên khu V".  Khi ghi lại vụ án này, tôi chỉ muốn nói lên lòng kính trọng và tưởng nhớ những người đã có quyết tâm chống lại một chế độ độc tài để tranh đấu cho cho sự thành  lập một nước Việt Nam Tự Do lúc bấy giờ hầu trả lại sự CÔNG BẰNG CHÂN CHÍNH cho những người đã bị chế độ Cộng sản gán cho những tội danh xấu xa nói chung, và nhất là để tưởng niệm anh linh các vị Đoàn Đức Thoan, Nguyễn Hữu Lộc, Võ Minh Vinh nói riêng, đã vì Tự Do và Công Lý mà bị Việt Minh kết án tử hình, chỉ vì họ đã khẳng khái không chấp nhận đi theo đường lối của Cộng sản.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ 

Riệng tại miền nam Trung phần, sau khi Pháp chiếm được toàn vùng Cao nguyên, tỉnh Khánh hoà và một phần tỉnh Quảng nam thì bị cầm chân tại chỗ. Do đó các vùng phía nam từ Ðèo Cả, ranh giới tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh hoà trở vào, và mặt bắc từ sông Thu bồn thuộc tỉnh Quảng nam trở ra, phía tây từ đèo An khê ranh giới tỉnh Bình Ðịnh và tỉnh Kontum trở lên được gọi là vùng tạm bị chiếm thuộc Pháp. Vùng tự do Liên Khu V do Việt minh kiểm soát còn lại bao gồm nửa tỉnh Quảng nam và các tỉnh Quảng ngãi, Bình Ðịnh và Phú Yên, tức là vùng Nam Ngãi Bình Phú.

Bình định là một tỉnh duyên hải nằm giữa hai tỉnh Quảng ngãi và Phú Yên nên cách xa các vùng bị chiếm đóng. Suốt 9 năm kháng chiến, tỉnh Bình định là một hậu phương vững chắc của Việt minh và cũng là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Liên Khu V. Nhiều nhân vật về sau này nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ Cộng sản cũng đã từng công tác lãnh đạo ở Liên Khu V như Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Ðình Thám v.v...

Mặc dù vào thời gian mới khởi nghĩa, Liên Khu V cũng là nơi có xảy ra các cuộc tranh chấp quyền bính giữa các nhóm cướp chính quyền như giữa nhóm Võ Xáng và nhóm của Trần Quang Khanh ở Bình Ðịnh; giữa nhóm Võ Nên và nhóm Hoàng Xuân Khang ở Phú Yên; có những vụ tàn sát tập thể các tín đồ Cao Ðài như tại các huyện Bình Sơn và Mộ Ðức thuộc tỉnh Quảng ngãi và tại các xã như Hoài Hảo và Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Ðịnh; tuy nhiên nhìn chung thì hầu hết các phần tử Công giáo và Phật giáo cũng như thành phần trí thức, nhân sĩ , các cựu viên chức thuộc chế độ Nam Triều vẫn được Việt minh để yên. Một số cựu Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Ðồng Minh và chính phủ Trần Trọng Kim không thích ứng kịp với tình thế nên Việt minh đã cướp được chính quyền, buộc vua Bảo Ðại phải thoái vị, và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên khi quân đội Ðồng Minh vào Việt nam giải giới quân Nhật theo như qui định của Hiệp ước Postdam thì tại vùng nam vĩ tuyến 16 quân Pháp đã theo chân quân đội Anh chiếm lấy Sài gòn rồi từ đó bắt đầu mở rộng các cuộc hành quân tiến chiếm hầu tái lập chế độ thuộc địa tại Ðông Dương 

Chính phủ do Hồ Chí Minh lãnh đạo lúc bấy giờ không được quốc tế nhìn nhận mà còn thất bại trong việc thương thuyết với Pháp về vấn đề trao trả độc lập cho Việt Nam. Sự kiện này đã khiến cho cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ. Chính phủ Việt Minh phải bỏ thủ đô Hà Nội rút lên chiến khu Việt Bắc. Lãnh thổ Việt Nam bị cắt thành nhiều vùng gián đoạn nên chính phủ Việt minh phải phân chia lại lãnh thổ trên toàn quốc thành các Liên khu để tiện điều hành. Các tỉnh thuộc nửa phần phía nam Trung phần được gọi là Liên khu V.

quan lại sau này còn được Việt minh mời tham gia chính quyền mới như nguyên Tổng đốc Phạm Phú Tiết, các tri huyện Ðoàn Ðức Thoan, Hồ Yêm v.v...

Với khẩu hiệu "Ðại đoàn kết toàn dân", Việt Minh cũng đã vận động để cha Bề trên Ðịa phận Qui nhơn chấp thuận cho Linh mục Nguyễn Ðức Tín, Giám đốc Ðại Chủng viện ra ứng cử Ðại biểu Quốc Hội, linh mục Nguyễn Thanh Liêm, chánh xứ Sông Cầu được mời tham gia ban Thường vụ Liên Việt tỉnh (tiền thân của Mặt trận Tổ Quốc hiện nay) và sau này được Việt minh đưa lên làm Ủy viên Mặt trận Liên Việt Liên Khu V. Tuy nhiên, trên thực tế thì sau khi cướp được chính quyền, Việt Minh không ngừng áp dụng những thủ đoạn gian xảo và mị dân để xách động quần chúng, lùng diệt những thành phần đối lập, nhất là triệt hạ trí, phú, địa, hào được coi như là kẻ thù của chế độ, điển hình là vụ sát hại nhà trí thức cách mạng Tạ Thu Thâu tại Quảng ngãi năm 1946 hoặc cái chết đầy nghi vấn của cụ Huỳnh Thúc Kháng, bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ Liên hiệp trong lúc cụ đang kinh lý tỉnh Quảng Ngãi năm 1947.

Hình thức liên hiệp tạm thời này chỉ tồn tại được vài năm. Sau khi Việt Minh đã củng cố được chính quyền và quân đội Việt Minh cầm chân được quân đội Pháp, đồng thời trên trường quốc tế chủ nghĩa Cộng sản thắng lợi ở Ðông Âu cũng như tại Trung Hoa Mao Trạch Ðông đuổi được Tưởng Giới Thạch ra khỏi lục địa thì Liên Khu V bắt đầu trở thành thí điểm để Việt minh thi hành chính sách vô sản chuyên chính và tỉnh Bình Ðịnh được coi là tỉnh thí điểm của Liên Khu V trong Phong trào Phóng tay Phát động quần chúng. Chính vì những biến chuyển của tình hình và sự áp dụng triệt để chính sách độc tài theo kiểu Stalin của Việt Minh tại Liên Khu V mà năm 1950 đã xảy ra một vụ án được Việt Minh gọi là vụ "Gián Ðiệp Bình Ðịnh".

VỤ "GIÁN ÐIỆP BÌNH ÐỊNH"

Thực ra đây không phải là một vụ Gián Ðiệp như cái tên mà Việt Minh đã đật ra để gọi vụ án này nhằm đánh lạc dư luận và hạ uy tín của những thành phần trí thức nhân sĩ yêu nước và các nhà lãnh đạo tôn giáo muốn chống lại chế độ độc tài dã man của Cộng sản.

Liên Khu V là miền đất từng sản sinh nhiều nhân vật tên tuổi và cũng là nơi phát triển của nhiều tôn giáo và đảng phái có khuynh hướng chính trị khác nhau. Mặc dù ngay từ khi Việt Minh mới cướp được Chính quyền, nhiều phần tử trí thức cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo đã sớm nhận chân được bộ mặt thật Cộng sản núp dưới tên Ðảng Lao Ðộng và sau các chiêu bài "Liên Hiệp", "Ðại Ðoàn Kết toàn dân", nhưng vì lòng yêu nước và ý chí chống ngoại xâm để giành lại độc lập nên hầu hết đều hoà hợp với Việt minh để tham gia kháng chiến với niềm hy vọng mang lại một tương lai sáng lạn cho dân tộc. 

Tuy nhiên vì Việt minh càng ngày càng lật lừa và cho áp dụng các chính sách độc tài chuyên chính nên khi thấy Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Ðông Dương, phải nghĩ đến giải pháp thương thuyết với một chính phủ Việt Nam không Cộng sản, rồi cựu hoàng Bảo Ðại được mời đứng ra thành lập chính phủ Quốc gia để thương thuyết với Pháp về sự trao trả độc lập cho Việt nam và nhất là những tin tức về sự trưởng thành của các lực lượng giáo phái chống Cộng ở trong Nam cũng như sự thành công trong việc thành lập khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm của Ðức cha Lê Hữu Từ ở ngoài Bắc thì các thành phần trí thức, tôn giáo không thích chế độ cộng sản cũng có những chuyển biến và đều muốn hướng về một quốc gia Việt Nam độc lập và không Cộng Sản.

Năm 1949, Việt minh đề ra chính sách biên chế để loại trừ những phần tử không đi theo Cộng sản trong Chính quyền và trong nhân dân Việt minh bắt đầu cho thực hiện Phong trào học tập. Qua những buổi sinh hoạt nhất là những buổi học tập, Việt minh cố gieo rắc ý hướng đấu tranh giai cấp, tạo sự "căm thù giai cấp" để nhằm gây nghi ngờ, chia rẽ, tố cáo lẫn nhau từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Ngoài ra, Việt minh lại còn cho xây dựng một mạng lưới dò la theo dõi mọi sinh hoạt của người dân được gọi là "tình báo nhân dân", lợi dụng những thành phần bất mãn hay có tư thù với các thành phần trí phú địa hào, và các tôn giáo, để huấn luyện công tác gọi là "trường kỳ mai phục" cài vào các tổ chức tôn giáo hầu tiêu diệt mọi mầm mống chống lại chế độ.

Do cuộc sống càng ngày càng khó khăn nên từ năm 1947, một số dân từ các thành phố bị Pháp chiếm đóng nên buộc phải tản cư trước đây nay muốn tìm cách xin hồi cư về thành. Hầu hết những người này nếu xét thấy không phải là thành phần có nguy hại cho chế độ thì Việt Minh cấp phép cho họ hồi cư. Tuy nhiên có một số người là dân địa phương nhưng vì lý do tôn giáo hay chính trị không thể sống ở vùng Việt minh được cũng tìm cách trốn về thành, do đó càng ngày càng có nhiều người vượt tuyến.

Nhờ xây dựng được một hệ thống công an chặt chẽ và mạng lưới theo dõi trong dân chúng mà đầu năm 1950, công an đã bắt được vài vụ vượt tuyến nên bắt đầu theo dõi, nhờ đó khám phá ra phong trào vượt tuyến, và biết được một số đông trí thức, thanh niên, học sinh, kể cả vài nhân vật từng bị Việt Minh an trí như Nguyễn Chữ (1) đã trốn thoát về thành. Ðể đàn áp phong trào này và khủng bố tinh thần các thành phần không theo Cộng sản, họ đã lần lượt cho bắt hết những người có lý lịch là đảng viên của các đảng phái Quốc gia hoặc bị tình nghi có tinh thần quốc gia và các tu sĩ Công giáo cũng như Phật giáo có tư tưởng chống đối chế độ trong các tỉnh Liên Khu V.

Tại Bình định một số đông linh mục bị bắt như các cha Trịnh Hoài Ân, Nguyễn Ðình Tịch, Ngô Công Lành, Nguyễn Bính, Nguyễn văn Tới, Nguyễn Bảo, Nguyễn Suất, Nguyễn Kỳ Hội, Huỳnh Biên, Võ Ngọc Nhã, Trần Anh Tước... Một số Thầy tu già hoạt động trong Phong trào Công giáo Tiến hành cũng bị bắt như Thầy Vang ở Gò thị, thầy Y ở Thạnh hòa, thầy Quá ở Kim châu, thầy Như ở Nhà đá.

Về thành phần nhân sĩ trí thức gồm có các ông: Ðoàn Ðức Thoan, Nguyễn Hữu Lộc, Ðoàn Thế Khuyến, Ðoàn Thế Nhơn, Võ Minh Vinh, Võ Thu Tịnh, Ðào Trữ, Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Lý, Trần Ðông Bá, Trần Tài, Trần Lộc... Riêng cụ Tạ Chương Phùng, một nhân sĩ, cùng người cháu là Tạ Chí Diệp (2), cũng bị Công an lùng bắt nhưng đã may mắn trốn thoát được vào vùng Quốc gia.

Tại ba tỉnh Quảng nam, Quảng ngãi và Phú yên cũng có một số người bị bắt như Phạm đình Nghị (3), Phan Ngô... Cũng có người như linh mục Tô Ðình Sơn, cha sở Trung tín, được Ủy ban Hành Kháng Liên Khu V mời về nói là để tham dự phiên họp nhưng khi vừa tới Sa huỳnh thì liền bị Công an đón đường bắt dẫn đi. Ngoài ra còn một số đông thanh niên, học sinh, công giáo và không công giáo cũng bị bắt theo. Tính đến năm 1951, số người bị bắt lên đến hơn hai ngàn người.

Qua sự điều tra khai thác, Việt minh khám phá ra có hai tổ chức chính trị chống Cộng đang hoạt động tại Bắc và Nam Bình Ðịnh. Hai tổ chức này được các nhân sĩ trí thức cũng như khối Công giáo và khối Phật giáo ủng hộ nên hoạt động mạnh mẽ và lan rộng đến hai tỉnh kế cận là Quảng Ngãi và Phú Yên. Vào thời kỳ này, một số người Công giáo ở Liên Khu V cũng đã có khuynh hướng ủng hộ ông Ngô Ðình Diệm (4). Qua trung gian của linh mục Trịnh Hoài Ân và Nguyễn Bá Tín (5), cả hai nhóm đã liên kết để tiến tới việc thành lập một Mặt trận Liên tôn chống Cộng tại Liên Khu V. 

Nhóm bắc Bình Ðịnh do Ðoàn Ðức Thoan, giáo sư trung học tư thục Công giáo Ðặng Ðức Tuấn tại Gia hựu, Hoài Nhơn, lãnh đạo và được khối Công giáo hậu thuẫn. Ðoàn Ðức Thoan nguyên là cựu tri huyện Phù cát thời còn chế độ Nam Triều. Vốn người cương trực và thanh liêm, được lòng dân, nên sau khi Việt minh cướp chính quyền, Ðoàn Ðức Thoan được Việt Minh mời hợp tác và đã từng giữ các chức vụ Chánh án Toà án Ðệ Nhị Cấp tỉnh Bình Ðịnh kiêm Hiệu trưởng trường Ðào tạo Cán bộ Tư Pháp Liên Khu V. 

Do thái độ độc lập với chính quyền và sự tích cực trong những hoạt động liên kết các cựu huynh trưởng tái lập Phong Trào Hướng Ðạo tại Bình Ðịnh và tham gia các hoạt động của Phong trào Công giáo Tiến hành trong tỉnh nên bị Liên Khu Ủy đổi ra làm Chánh án toà án Quảng ngãi, nhưng sau đó lại được trở về làm Ủy viên Sở Tư Pháp Liên Khu V kiêm Hội thẩm Hội đồng Phúc Án Liên Khu V.

Trong thời gian tham gia chính quyền, Ðoàn Ðức Thoan đã nhiều lần xin nghỉ việc để chuyển qua nghề dạy học nhưng Liên Khu Ủy không chấp thuận. Năm 1949, nhân cơ hội Việt Minh thực hiện chính sách biên chế, Ðoàn Ðức Thoan xin nghỉ việc cơ quan về làm giáo sư cho trường Trung học tư thục Công giáo Ðặng Ðức Tuấn cho đến khi trường bị đóng cửa rồi bị bắt.
Nguyễn Hữu Lộc vốn là một giáo sư Trung học tại Qui nhơn, có tư tưởng cấp tiến và có liên hệ với các nhóm chính trị của Tạ Thu Thâu và nhóm Ðại Việt Quốc Dân Ðảng của Trương Tử Anh. 


Thời Việt Minh, Nguyễn Hữu Lộc là Hiệu trưởng trường Trung học tư thục Thị Nại tại Phước hưng, Tuy phước. Nhờ uy tín và cương vị một giáo sư, Nguyễn Hữu Lộc đã tạo được nhiều thanh thế trong việc liên kết các thành phần đảng phái chống Cộng cũng như đào tạo được một số học sinh có tư tưởng quốc gia dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ của giới Phật giáo. 

Mặc dù qua các cuộc khám xét, lục soát các tư gia và cả một số cơ sở tôn giáo, Việt Minh không tịch thu được tài liệu, tang chứng nào của những người bị bắt là có liên hệ hoạt động tình báo cho Pháp nhưng nhằm mục đích khủng bố và triệt tiêu các mầm mống chống lại chế độ Cộng Sản, cũng như để biến đổi ý nghĩa và làm giảm tầm mức ảnh hưởng quan trọng của Phong trào này trong dân chúng, Việt minh đã gán cho nội vụ cái tên "Vụ Gián điệp Bình Ðịnh", nghĩa là sự hoạt động của một nhóm gián điệp làm việc cho Pháp trong tỉnh Bình Ðịnh.

Việt Minh đã lập ra một ban Ðiều tra đặc biệt nhằm khai thác vụ này theo chiều hướng thuận lợi cho việc tuyên truyền của họ. Mới đầu chức vụ Trưởng ban Ðiều tra được giao cho Vũ Ðình Ban (6), nhưng ông này không thành công trong nhiệm vụ dàn dựng vụ án theo dụng ý triệt hạ uy tín của giới trí thức và tôn giáo nên nội vụ được Liên Khu Ủy giao cho Cao Kế, một ủy viên Công an nổi tiếng độc ác dùng các đòn hiểm độc để khai thác và xuyên tạc sự thật.

Công an Việt minh cho dựng lại vụ này và gán cho cái tên là Vụ Gián điệp để lập bản cáo trạng kết tội những người chống đối là phản quốc làm tay sai cho Pháp rồi đem ra toà xét xử để làm gương. Họ bắt một vài nhóm thanh niên diễn lại cảnh vượt tuyến tại một số địa điểm, tạo dựng các buổi hội họp có tổ chức, những cuộc săn đuổi lùng bắt của Công an v.v... để chụp ảnh rồi triển lãm cho công chúng xem và gọi đó là những hành vi bán nước, tội ác với nhân dân để đánh lạc dư luận và tạo nên một làn sóng phẫn nộ và căm thù trong nhân dân.

Vào tháng 6-1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh miền Nam Trung Bộ (Liên Khu V) triệu tập một cuộc họp khoáng đại Quân Dân Chính tại hội trường Sông Lô ở Bồng sơn để học tập chủ trương đường lối của Ðảng do chủ tịch Nguyễn Duy Trinh và phó Chủ tịch Trần Ðình Tri chủ tọa. Thuyết trình viên là Ủy viên Kháng chiến Hành chánh Tôn Thất Vỹ và Giám đốc Công an Ðinh Châu. Tại hội trường, Việt minh cho triển lãm các hình ảnh "tội ác" của bọn "Việt gian Gián điệp" với sơ đồ tổ chức được trình bày nhằm tạo cho người xem thấy như hai "đầu sỏ" Lộc, Thoan quay quanh cái trục "Trịnh Hoài Ân" trong một tổ chức có liên hệ với Pháp nhằm lật đổ chế độ rồi kết luận đây là một vụ "Gián điệp".

Trong phần thảo luận của buổi họp, Việt minh đã ra lệnh cho các đảng viên lên án gắt gao bọn "gián điệp", yêu cầu chính phủ "trừng trị thẳng tay và đích đáng bọn đội lốt tôn giáo và bọn đầu cơ bán chữ..." Sau đó Việt Minh chỉ thị cho cán bộ các địa phương đem vụ này ra học tập trong nhân dân, nhằm chuẩn bị dư luận cho kế hoạch triệt hạ tôn giáo và các thành phần chống đối.

Cuối năm 1951 một phiên toà Quân sự đặc biệt của Liên Khu V được mở ra tại Song Thanh, xã Thanh phong, huyện An nhơn để xét xử. Phạm Phú Tiết, một cựu thần triều Nguyễn, nguyên là Tổng đốc Bình định trước ngày Việt minh cướp chính quyền, được chỉ định ngồi ghế Chánh án, và Phụ thẩm Nhân dân là một số người thuộc thành phần bần cố nông cuồng tín theo cộng sản do Việt Minh chỉ định.

Phiên toà kéo dài trong nhiều đêm để nghe Công tố viên Huỳnh Lắm, ủy viên Công an Liên Khu V đọc cáo trạng và kết tội. Sau đó Toà đưa ra phán quyết tử hình các ông: Ðoàn Ðức Thoan, Nguyễn Hữu Lộc, Võ Minh Vinh, và Tạ Chương Phùng (xử khuyết tịch). Tất cả những người này bị ghép vào tội phản quốc vì thuộc thành phần mưu toan thành lập chính phủ Việt gian. Tám án tù chung thân vì bị ghép vào tội tham gia Ủy ban tổ chức và Ủy ban Kinh tài cho Chính phủ Việt gian nói trên gồm có linh mục Trịnh Hoài Ân, linh mục Nguyễn Ðình Tịch và các ông Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Lý, Ðào Trữ. Gần hai trăm người khác lãnh án tù từ 5 đến 20 năm tù ở. Số còn lại gần 2000 người được thả về giao cho địa phương quản chế.

Ðầu năm 1952, Liên Khu Ủy họp để quyết định tối hậu về vụ án. Trong buổi họp, Nguyễn Duy Trinh đã cực lực biện minh cho chủ trương nhổ tận gốc để diệt trừ hậu hoạ vì cho rằng nếu không giết những người này để trấn áp tinh thần những kẻ đối lập và dập tắt hy vọng của những người muốn chống đối khác thì phong trào chống đối vẫn âm ỉ chờ có cơ hội là lại bùng nổ. Tất cả các ủy viên tham dự phiên họp đã bỏ phiếu thuận ngoại trừ linh mục Nguyễn Thanh Liêm có chân trong Ủy Viên Thường vụ Liên Khu cũng tham dự trong buổi họp là bỏ phiếu trắng (7). 

Một tháng sau, vào ngày 24-2-1952, theo lệnh của Liên Khu Ủy, cuộc hành quyết ba ông Nguyễn Hữu Lộc, Ðoàn Ðức Thoan, Võ Minh Vinh đã diễn ra tại pháp trường được thiết lập tại Gò Rộng, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ.

Vụ "Gián điệp Bình định" chính là một đòn chính trị mà Việt minh dùng để triệt hạ tôn giáo và các thành phần chống đối ở Liên Khu V bằng cách chụp cho những người này cái mũ Việt gian phản động làm tay sai cho thực dân Pháp để đánh lạc dư luận. Sau khi đàn áp xong vụ này, Việt Minh đã dễ dàng tiến đến việc thực hiện chính sách Cải cách ruộng đất, đóng cửa các Chủng viện và Tu viện, giải tán các đoàn thể Phật giáo và bắt giam các tu sĩ không cần lý do cũng như không cần xét xử mà không còn gặp sự chống đối cho đến ngày phải rời bỏ Liên Khu V để chuyển giao quyền hành cho Chính quyền quốc gia tiếp thu.

D.V.K.


CHÚ THÍCH:

(1) Nguyễn Chữ nguyên là đảng viên Quốc Dân Ðảng, gốc người Quảng Bình, được Ðảng đề cử tham gia Quốc Hội trong số ghế Việt Minh dành cho các đảng phái Quốc gia lúc mới thành lập Chính phủ Liên Hiệp. Trong lần Việt Minh tấn công trụ sở Quốc Dân Ðảng tại phố Ôn Như Hầu Hà nội vào đêm 12-7-1946, Nguyễn Chữ cùng bị bắt với những người có mặt tại trụ sở đêm hôm đó. Một vài người bị Việt Minh thủ tiêu, một số khác bị Việt Minh đưa đi an trí ở các tỉnh phía Bắc, riêng Nguyễn Chữ bị đưa vào an trí ở Liên khu V. Ðến năm 1950 thì ông vượt tuyến về thành.Năm 1955 Nguyễn Chữ được Ngô Ðình Cẩn đưa nắm giữ chức vụ Giám đốc Nha Công An Trung Phần thay thế cho ông Võ Như Nguyện để dàn xếp với nhóm Ðại Việt ly khai lập chiến khu Ba Lòng tại Quảng Trị. Sau vụ này Nguyễn Chữ được chính phủ Ngô Ðình Diệm tặng Bảo Quốc Huân Chương nhưng vì không đồng ý với ông Cẩn trong việc dùng người nên bị đổi về Tổng Nha Sài gòn. Nguyễn Chữ xin nghỉ việc và đến năm 1965 vào lúc các đảng phái tại miền Nam tranh giành nhau quyền lực, Nguyễn Chữ đã bị ám sát mà thủ phạm là một nghi vấn.

(2) Sau Hiệp định Genève, cụ Tạ Chương Phùng có trở về Bình định và giữ chức vụ Tỉnh trưởng khi chính quyên Quốc gia mới tiếp thu tỉnh này, nhưng chỉ một thời gian ngắn rồi sau đó cụ không còn tham chính nữa. Riệng Tạ Chí Diệp, một người có khuynh hướng Duy dân, từng có những hoạt động ủng hộ ông Diệm trong thời gian ông Diệm mới nắm chính quyền, nhưng về sau đã bị chính quyền ông Diệm thủ tiêu vì có những hoạt động đối lập.

(3) Phạm Ðình Nghị là ủy viên trong Chi bộ Việt Nam Quốc Dân Ðảng tỉnh Quảng Ngãi. Sau Hiệp định Genève, ông được chính quyền quốc gia bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Quảng Ngãi và trở về tiếp thu tỉnh nhà.

(4) Chính ông Ngô Ðình Diệm cũng bị Việt Minh bắt tại Liên Khu V sau cuộc khởi nghĩa 45 trong lúc ông đang trên đường từ Nam ra Huế để tìm cách liên kết các tổ chức chống Việt Minh. Sau đó, ông bị đưa ra Bắc. Nhờ có Ðức cha Lê Hữu Từ can thiệp mà Hồ Chí Minh đã không ra lệnh giết ông Diệm rồi nhờ sự hỗ trợ của ông Ngô Ðình Nhu mà ông Diệm đã trốn thoát ra khỏi nước và sống lưu vong cho đến 1954 thì trở về chấp chính.

(5) Nguyễn Bá Tín là em của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Sau Hiệp định Genève, ông được Việt Minh trao trả cho chính quyền quốc gia và sau đó đã tham gia trong phái đoàn trở về tiếp thu tỉnh Bình Ðịnh và từng nắm giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng.

(6) Sau Hiệp Ðịnh Genève 1954 Vũ Ðình Ban đã không theo Việt Minh tập kết ra Bắc mà trốn về thành rồi ra hồi chánh với Chính Quyền Quốc gia. Dưới thời chính phủ Ngô Ðình Diệm, có một thời gian ông được ông Ngô Ðình Cẩn tin dùng cho nắm giữ chức vụ Giám Ðốc Nha Công An Trung Phần sau khi Nguyễn Chữ bị đổi về Sài gòn.
(7) Chi tiết này do linh mục Nguyễn Thanh Liêm sau này tiết lộ với một số người có liên quan đến vụ án. Mặc dù sau Hiệp Ðịnh Genève, linh mục Nguyễn Thanh Liêm đã trốn ở lại không đi tập kết và ra trình diện Toà Giám Mục nhưng vì hành động tham gia Việt Minh của linh mục trong thời gian 9 năm kháng chiến không có sự chấp thuận của cha Bề Trên cai quản địa phận đã khiến cho sau đó linh mục không còn được phép thừa hành chức năng linh mục trong địa phận nữa.

No comments:

Post a Comment