Trước 1945, giáo phận Qui Nhơn gồm 6 tỉnh miền
Trung: Quảng nam, Quảng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa và Phan rang, do Ðức Giám mục người Pháp là Ðức Cha Marcel Piquet ( tên tiếng Việt thường gọi là Ðức cha
Lợi) cai quản. Sau khi Việt minh cướp chính quyền mùa thu 1945, Ngài cùng các linh mục thừa sai ngoại quốc đều bị bắt đưa về tập trung tại Nha trang chờ ngày rời Việt nam theo lệnh trục xuất của nhà cầm quyền lúc bấy
giờ. Ðức Giám mục ủy nhiệm cho Linh mục Phêrô Ðặng Quyền Huy làm Bề trên Nhiếp chính, đại diện Ngài chăm sóc giáo
phận. Trước 1945, giáo phận Qui Nhơn gồm 6 tỉnh miền
Trung: Quảng nam, Quảng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa và Phan rang, do Ðức Giám mục người Pháp là Ðức Cha Marcel Piquet (tên tiếng Việt thường gọi là Ðức cha
Lợi) cai quản. Sau khi Việt minh cướp chính quyền mùa thu 1945, Ngài cùng các linh mục thừa sai ngoại quốc đều bị bắt đưa về tập trung tại Nha trang chờ ngày rời Việt nam theo lệnh trục xuất của nhà cầm quyền lúc bấy
giờ. Ðức Giám mục ủy nhiệm cho Linh mục Phêrô Ðặng Quyền Huy làm Bề trên Nhiếp chính, đại diện Ngài chăm sóc giáo
phận.
Trong khí thế hăng say giành được độc lập sau hơn 80 năm bị đô
hộ, người công giáo cũng sát cánh với đồng bào không phân biệt tôn giáo tham gia mọi công tác xây dựng đất nước do Việt minh đề xướng. Tại Bình định, Linh mục Nguyễn Ðức Tín
(tân Giám đốc Ðại Chủng viện) được cha Bề trên chấp thuận ra ứng cử Ðại biểu Quốc hội với tư cách công dân. Ở Phú yên, Linh mục Nguyễn Thanh Liêm, chính xứ Sông
cầu, được Ðống Dục, chủ tịch
Ủy ban Hành chánh tỉnh mời vào ban Thường vụ Liên Việt tỉnh và sau này lên
Ủy viên Mặt trận Liên Việt Liên Khu V. (Thật ra việc cha Liêm gia nhập Mặt trận Liên Việt không được sự đồng ý của cha Bề trên Ðịa
phận, nhưng do áp lực của Nguyễn Nên, một tín hữu công giáo thuộc họ đạo Sông cầu theo Việt minh từ khi còn hoạt động bí mật và bấy giờ trở thành Tư lệnh phó Trung đoàn 84 Chủ lực
tỉnh, đành phải chấp nhận.)
Sau khi quân Pháp - theo chân quân đội Hoàng gia Anh vào Việt nam tước khí giới quân đội Nhật - tái chiếm Sài gòn Chợ lớn rồi bắt đầu mở rộng chiến tranh khiến cho chiến tranh Việt-Pháp bùng
nổ, lãnh thổ miền Nam Trung bộ lúc bấy giờ được phân ra hai khu vực rõ
rệt: Nam từ Ðèo Cả trở vào, Bắc từ sông Thu bồn trở ra, Tây từ đèo An khê trở lên là vùng thuộc Pháp, Việt minh gọi là vùng bị
chiếm. Phần còn lại từ mạn nam sông Thu bồn cho đến bắc Ðèo Cả do Việt minh kiểm soát được gọi là vùng tự do Liên Khu V. Giáo phận Qui nhơn thuộc quyền cai quản của Linh mục Ðặng Quyền Huy với thẩm quyền Giám quản Tông Tòa do sắc lệnh bổ nhiệm của Toà Thánh giới hạn trong phần lãnh thổ này.
Suốt 9 năm gọi là "kháng chiến chống Pháp", Giáo phận phải đương đầu với nhiều khó khăn trở
ngại. Sau đây là những vụ điển hình:
TỔ CHỨC CÔNG GIÁO CỨU QUỐC
Từ đầu năm 1946, muốn kiểm soát và khống chế công giáo, Việt minh đã cho thành lập nhóm "Công giáo Cứu quốc" đặt dưới quyền lãnh đạo của Mặt trận Liên Việt. Dĩ nhiên cha Bề trên không chấp nhận và đã thẳng thắn trả lời: "Người Công giáo nào cũng có quyền tham gia hoạt động chính trị nhưng chỉ với tư cách cá nhân người công dân".
Tại Bình định, một Ban Chấp hành "Công giáo cứu quốc" tỉnh được hình thành và ông
Ái Mỹ Hà văn Ðốc được Mặt trận Liên Việt cử ra làm chủ
tịch.
Ông này cùng với một số thanh niên Công giáo "thời cơ" đã tìm mọi cách để thành lập Công giáo Cứu quốc tại các huyện nhưng không kết
quả. Tại các tỉnh khác cũng vậy. Tuân lệnh Bề trên Ðịa
phận, các Cha xứ đã hướng dẫn khuyến khích giáo dân tuyệt đối vâng lời giáo
quyền. Việt minh tổ chức nhiều cuộc họp cấp tỉnh và huyện, mời các linh mục Chính xứ và các nhân sĩ công giáo tham gia nhưng vẫn không đạt mục đích.
Một lần trong buổi họp cấp tỉnh gay cấn nhất tại Trung lương
(Bồng sơn) đã xảy ra cuộc tranh cãi quyết liệt giữa hai bên Công giáo và Liên
Việt. Thầy Giuse Nguyễn Hữu Thạnh (cựu chủng sinh Làng sông-Qui nhơn), đại diện thành phần trí thức công giáo huyện Hoài ân đã đưa ra những lập luận cứng rắn bác bỏ tổ chức Công giáo Cứu quốc và đòi giải tán ngay Ban Chấp hành Tỉnh
bộ. Vì đó, 4 tháng sau, ông Thạnh bị Việt minh bắt đi và kết án tử hình về tội
"Việt gian phản quốc". Công an Việt minh đã lén lút dẫn ông đến vùng rừng núi Phú hữu và đã hạ sát ông.
Khi "Liên đoàn Công giáo Việt nam" được phép thành lập do ông Nguyễn Mạnh Hà làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương và bản Ðiều lệ Nội quy từ ngoài Bắc được phổ biến vào Nam, Bề trên Ðặng Quyền Huy đã chấp nhận cho hình thành ngay tổ chức này từ Tỉnh xuống các Giáo xứ trong toàn Giáo
phận. Linh mục Phêrô Nguyễn Ðình Tịch được mời lãnh chức Tuyên úy Liên đoàn Công giáo Ðịa
phận. Chính quyền Việt minh luôn ép buộc Liên đoàn Công giáo phải gia nhập Mặt trận Liên
Việt, nhưng theo cương lĩnh và Ðiều lệ-Nội quy đã được Chủ tịch Chính phủ chuẩn phê thì tổ chức này được phép hoạt động trên và ngoài các đảng phái chính
trị, vì vậy mà trong suốt 7 năm luôn có sự giằng co nhập hay không nhập giữa Công giáo và Mặt trận Liên
Việt. Việt minh tìm đủ mọi cách cũng không thể áp đặt, khống chế hàng ngũ công giáo, cuối cùng họ phải dùng thủ đoạn tổ chức một số
"giáo gian" tại các giáo xứ để theo dõi, báo cáo về những hoạt động và sinh hoạt của Liên đoàn Công giáo.
CHÍNH SÁCH TIÊU THỔ KHÁNG CHIẾN
Khi lệnh Toàn quốc Kháng chiến được ban ra, thị xã Qui nhơn được đặt trong tình trạng tản cư và tiêu thổ. Dân chúng lương, giáo đều bị bắt buộc rời khỏi thành phố tản cư về các làng mạc vùng nông thôn. Tất cả lâu đài, dinh thự, phố xá, nhà cửa đều có lệnh phải triệt phá. Từng đoàn dân công phá hoại được cưỡng bách thành lập ở nông thôn ban đêm kéo về thị xã đập nát san bằng. Viễn ảnh các các cơ sở Công giáo sẽ cùng chung số phận khiến nhiều tín hữu tỏ ra công phẫn, quyết định kéo nhau về Qui nhơn để bảo vệ Nhà thờ Chính toà và Toà giám mục.
Ðể trấn an giáo dân và để giữ hoà khí giữa Công giáo và Việt
minh, nhất là để tránh những sự xô xát có thể xảy ra do một số thanh niên công giáo quá khích và sự trà trộn xúi dục phá hoại của Cộng
sản, một phái đoàn thương thuyết được thành lập. Phái đoàn gồm có: cha Bề trên Ðặng Quyền
Huy, hai linh mục Nguyễn Chánh (Quản lý Ðịa phận), Lê văn Ly (cha sở Nhà đá) và Cha già Thìn ( cha sở Nước Nhĩ). Phái đoàn trực tiếp thỉnh cầu
Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh, nhưng có khi may mắn được
gặp, có khi phải chờ đợi đôi ba ngày và lúc thì gặp chủ
tịch, lúc thì phó chủ tịch, có khi là Tổng thơ ký hoặc một
Ủy viên nào đó... nhưng tất cả câu trả lời chiû là xã giao rập khuôn:
"Chúng tôi Hành chánh và Quân đội chưa được nhất trí, sẽ bàn thảo lại và trả lời
sau..." Ba tháng nhọc công đi lại không kết quả, phái đoàn phải trực tiếp đến Liên Khu V để xin can
thiệp. Thế rồi Liên Khu chờ ý kiến tỉnh, tỉnh chờ lệnh Liên
khu.
Sau 6 tháng kiên trì chạy xuôi chạy ngược, cuối cùng Liên khu V chấp thuận và quyết định không đập phá các cơ sở Công giáo tại Qui nhơn, nhưng khi lệnh đến nơi thì trường dòng Gagelin của các sư huynh La san, cơ sở các Bà dòng Thánh
Phaolồ, nhà in, nhà quản lý đã thành bình địa, chỉ còn lại Nhà thờ Chính Toà, Tòa Giám mục và Ðại Chủng viện thì mái ngói bị
giở, các vách ngăn đã bị đập phủng, cửa lớn cửa sổ,đèn quạt và đồ đạc bên trong đều bị tháo gỡ khiêng đi, thậm chí gạch bông lót nền cũng bị cạy
xới... Dù không tiếp tục triệt phá 3 cơ sở trên nhưng ban Du kích Thị xã cũng đã cho gài mìn
sẵn, hễ quân Pháp đổ bộ lên Qui nhơn là cho giật sập ngay.
CÁC LINH MỤC Ở QUẢNG NAM BỊ TẬP TRUNG
Khi quân Pháp đổ bộ lên Ðà nẵng rồi tiến chiếm về hướng Tây bao gồm 2 giáo xứ An Ngãi và Phú thượng, đồng thời tiến chiếm về hướng Nam có 2 giáo xứ Trà kiệu và Hội an thì các linh mục chính xứ tại Quảng nam vùng Việt minh kiểm soát đều bị đưa đi tập trung tại Nhà thờ Tứ chánh, vùng rừng núi Tiên lãnh, huyện Tiên phước, ngoại trừ cha già Vận, cha sở Tam kỳ và cha già Chánh, cha sở Tiên Ðỏa. Cha Bề trên Ðịa phận lại phải lao tâm mệt sức tìm cách thương lượng với nhà cầm quyền tỉnh Quảng nam xin cho các linh mục trở về địa sở cũ. Sau gần 2 năm đi lại khổ nhọc với phương tiện di chuyển lúc bấy giờ là chiếc xe đạp cũ kỹ, lại không dám đi ban ngày, sợ máy bay Pháp oanh kích, nhất là rủi một cơ sở nào bị oanh tạc mà có mặt mình gần đó sẽ bị chụp mũ "điềm chỉ viên cho Pháp" là có thể bị toi mạng, nên phải đi trong đêm. Từ Bình định ra Quảng nam đường xa trên 200 cây số, quốc lộ 1 bị đào phá và cất đứt từng đoạn, cầu cống bị giật sập, sông nào sâu có đò du kích đưa qua, nơi nào cạn không đò phải vác xe lội. Cuối cùng Liên Khu V mới chấp nhận trả tự do cho các linh mục Bùi Ðức, Bùi Bá, Huỳnh Như, Trần Anh Tước, Hoàng Liên Mầu, Nguyễn Ðức Tuấn, Bonaventura An...
VỤ ÁN LIÊN QUAN ÐẾN TRẦN CỪ
Trần Cừ là một thân hào nhân sĩ ở Mộ đức, tỉnh Quảng ngãi, từng tham gia cách mạng ở chiến khu Ba tơ. Khi Việt minh nổi dậy thành công, nhóm Cách mạng Ba tơ tràn về tiếp thu tỉnh Quảng ngãi và đổi tên thành tỉnh Lê Trung Ðình. Vì bất đồng quan điểm, Trần Cừ bị phe đối lập loại ra khỏi công đầu và và quyền lãnh đạo tại địa phương. Sau vụ Tạ Thu Thâu cùng phe nhóm thuộc Ðệ tứ Quốc tế Công sản bị bắt và bị kết án tử hình về tội phản cách mạng, Trần Cừ cũng bị ghép vào thành phần phản động.
Bị truy nã và lùng bắt ráo riết, Trần Cừ lẻn trốn trong khu Thánh đường giáo xứ Bầu Gốc lúc bấy giờ do linh mục Trịnh Hoài
Ân làm chánh xứ. Vì có người điềm chỉ, công an xông vào lùng kiếm khắp khu nhà thờ và nhà
xứ. Bị tra vấn, cha Trinh Hoài
Ân can đảm trả lời: "Như các ông đã lục lạo tìm kiếm và thấy rõ rồi đó! Nhà xứ chỉ có mình tôi và chú bé giúp việc này, ngoài ra không còn ai
nữa. Còn nhà thờ là nơi công cọng, giáo dân thường xuyên ra vào đi
lễ, cầu kinh hằng ngày, làm sao tôi có thể kiểm soát hay ngăn cản được!"
Sau đó Trần Cừ bị bắt tại một làng nhỏ phía Tây Bầu Gốc, cha Trịnh Hoài
Ân cùng một số chức sắc công giáo như thầy Ngọc, Hương bộ Cúc, Ðại hào Khâm, xã Kính, Nguyễn Ðức Dung... cũng bị công an bắt
giữ. Sau một thời gian bị giam cầm tra hỏi, các ông này được thả
về, còn Trần Cừ bị xử bắn. Riêng cha Trịnh Hoài
Ân bị Toà án Nhân dân huyện Mộ đức ghép vào tội dung túng bao che tử
tội, phải lãnh án tử hình để dĩ giới nhưng do sự vận động của khối công giáo nên toà án Nhân dân tỉnh đổi lại thành án tù chung thân và khi đưa lên Toà án Nhân dân Liên khu V thì được giảm xuống còn 20 năm tù ở.
Trong một phiên toà đặc biệt tại Quảng ngãi để tái thẩm vụ án theo yêu
cầu, có Phạm Văn Ðồng (lúc bấy giờ còn là Công cán
Ủy viên Chính phủ tại Miền Nam) tham dự, Cha Nguyễn Ðình Tịch, Tuyên úy Liên đoàn công giáo Liên Khu V tháp tùng Phạm văn Ðồng và cha Bề trên Huy được mời dự thính để nghe cha Trịnh Hoài
Ân tự biện hộ. Cuộc đối đáp giữa Ủy viên Công tố toà án Nhân dân tỉnh Quảng ngãi và cha
Ân kéo dài từ 7 giờ tối tới gần 2 giờ sáng mới chấm dứt. Cuối cùng khi nghị án, bản án giảm còn 15 năm tù ở. Cha Trịnh Hoài
Ân ở tù tại nhà lao An ba, huyện Tư nghĩa nhưng 5 năm sau thì được Trung ương giảm án và trả tự do.
CHÍNH SÁCH TIÊU DIỆT TÔN GIÁO
Sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán Ðảng Cộng sản Ðông dương và thay vào Ðảng Lao động Việt nam để che mắt quốc tế, chính quyền Việt minh lại càng công khai đàn áp, tiêu diệt những đảng phái chính trị khác. Riêng công giáo mặc dù bị coi là thuốc phiện mê hoặc dân chúng và là kẻ thù không đội trời chung nhưng họ chưa có thể thẳng tay bách hại... Bề ngoài họ ve vãn nhưng bên trong dùng nhiều thủ đoạn để hạn chế dần sinh hoạt tôn giáo. Những nghi lễ tôn giáo chỉ được cử hành trong nhà thờ còn mọi hình thức tổ chức bên ngoài đều bị cấm. Giáo dân chỉ được tụ họp xem lễ vào ngày Chủ nhật, các ngày khác trong tuần muốn làm lễ phải xin phép chính quyền địa phương. Các tổ chức hội họp khác cũng phải xin phép.
Vì ban ngày thường bị máy bay Pháp oanh kích nên mọi sinh hoạt của dân chúng đều phải tổ chức ban đêm. Do vậy thánh lễ chủ nhật cũng phải cử hành vào lúc trời chưa sáng. Giáo dân ở xa phải đi từ nửa đêm để đến nhà thờ xem
lễ. Do chính sách "tiết kiệm để đánh giặc", người dân chỉ được mặc quần đùi áo cánh để tiết kiệm
vải, nên giáo dân phải gói gọn quần áo dài cầm theo đến nhà thờ mới dám mặc vào, xem lễ xong lại cởi ra gói lại mang
về.
Với quy chế "người dân có quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng" Việt minh đã ngăn cấm các lớp giảng dạy Giáo lý, Phúc âm. Chuông nhà thờ cấm gióng giờ báo
lễ, cấm điểm giờ Truyền tin để tôn trọng sự yên tịnh của người khác...
Kể từ năm 1947, chính sách thuế Nông nghiệp được ban hành. Giáo phận
(thường gọi Nhà Chung) và các giáo xứ đều có ruộng đất, lâu nay chỉ cho phát canh nên bị ghép vào thành phần địa chủ và thuộc nông hộ độc lập nên phải đóng thuế nông nghiệp ở mức cao ấn định là 45% lợi tức thu
hoạch. Nhìn vào lý thuyết thì ruộng phát canh lợi tức chia đôi, người chủ ruộng nhận được 50%, nều đóng thuế 45% vẫn còn 5% để dùng. Nhưng trên thực
tế, sản lượng thu hoạch của mỗi thửa ruộng không căn cứ trên số thu hoạch cụ thể mà do Ban Nông hội bình nghị và ấn định thường niên cho nên có khi cao gấp đôi số lượng thực sự thu
hoạch. Vì vậy mỗi kỳ thu
lúa vào gom góp tất cả cũng chỉ mới nạp được phân nửa số thuế ấn định phải
nạp.
Mỗi năm có hai vụ lúa là hai lần nạp thuế. Mỗi mùa thuế thu làm ba đợt: tạm
thu, tiếp thu và thanh thu. Nông hộ nào đợt tạm thu chưa đóng đủ số lúa thuế thì qua đợt tiếp thu phải bán dụng
cụ, đồ vật trong nhà để đóng cho đủ. Nếu còn thiếu, đến đợt thanh thu bắt buộc phải thanh toán cho
xong. Không nạp đủ thuế, hộ chủ bị chính quyền đòi lên đòi
xuống, doạ nạt đủ điều, buộc phải viết giấy hẹn thanh toán. Nông hộ còn tổ chức những buổi họp nhân dân ở ngoài
trời, mang các hộ chủ chưa trả đủ thuế ra để xỉ vả, nhục
mạ, ném đá, khạc nhổ vào mặt... và bắt hứa trước dân kỳ hẹn thanh toán. Nhiều cha xứ bị Nông hội xúi dân làm nhục đã phải chịu nhục nhã trong khổ cảnh này, trong số đó có thầy Huỳnh Ðông Các (nay là đương kim Giám mục Giáo
phận) lúc đó còn là quản lý Nhà Chung Gò thị và cha già Tới.
Cũng có giáo hữu lãnh canh cảm thông hoàn cảnh, chỉ nhận một phần ba lợi tức thu hoạch nhưng cũng không làm sao giúp giải quyết được viếc thanh toán đủ
thuế.
Chẳng những chủ ruộng mà cũng có cả những người lãnh ruộng làm không cũng không thể nào kiếm đủ lúa đóng thuế nông nghiệp cho nên phải trả ruộng lại cho hộ
chủ. Ruộng không người canh tác liền bị Nhà nước tịch thu gọi là để cấp phát cho bần cố nông.
Bị triệt hạ bằng kinh tế, Chủng viện phải tự đóng cửa, những công tác bác ái từ thiện cũng phải tạm ngưng. Nam nũ tu sĩ phải ra đồng canh tác hay làm một nghề thủ công để sống qua ngày. Các cha xứ cũng phải trồng
rau, khoai quanh vườn nhà thờ để ăn độn độ nhật.
Kể từ khi Ðại và Tiểu Chủng viện đóng cửa, tiểu chủng sinh trở về với gia đình còn các
thầy, nhất là từ chức "cắt tóc" (Thần học năm thứ
nhất) trở lên được Bề trên địa phận phân phối đến giúp các giáo
xứ. Thầy nào không muốn có thể về nhà chờ đợi. Thời gian này nhờ có sự giúp đỡ của giáo dân, đã có thầy trốn thoát được vào Nha trang và được Ðức cha Piquet nhận cho tiếp tục học đến chức linh
mục.
Cuối năm 1949, những cuộc lén lút vượt tuyến trở thành phổ biến trong hàng ngũ chủng
sinh. Nhiều thầy nhiều Chú trốn thoát được vào Nha trang hoặc ra Ðà
nẵng, người thì được Ðức Giám mục chấp thuận vào chủng
viện, kẻ lại xin gia nhập các dòng như dòng Chúa Cứu thế, Ða
minh, Thiên an... cũng có kẻ chấm dứt con đường tu hành để xin gia nhập vào Quân đội hay Hành chánh của phe Quốc
gia. Sau đó, nhiều cuộc vượt tuyến khác được tổ chức mà thành phần ra đi phần đông là trí
thức, thanh niên và nhất là học sinh công giáp cũng như không công giáo. Lúc đó nhờ Việt minh chưa có lực lượng kiểm soát vùng ven biển nên các ghe thuyền đánh cá cũng dễ dàng đưa người trốn đi. Tuy nhiên cũng có những người mạo hiểm băng rừng vượt suối vào được Nha trang hoặc men theo đường xe lửa để ra đến Trà kiệu là vùng Pháp kiểm soát.
VỤ "GIÁN ÐIỆP BÌNH ÐỊNH"
Cho đến đầu năm 1950 Việt minh mới khám phá ra phong trào vượt tuyến. Trong nhóm bị bắt đầu tiên tại cửa biển Cách thử có vài thanh niên công giáo nên linh mục Ngô Công Lành chính xứ Xóm Chuối bị Công an bắt để tra hỏi. Chính quyền Việt minh bắt đầu cảnh giác nên nhiều vụ vượt tuyến kế tiếp bị phát giác.
Sau nhiều cuộc điều tra xét hỏi, Việt minh biết được đã có một số đông trí
thức, thanh niên, học sinh đa số là công giáo đã trốn thoát về thành. Ðể đàn áp phong trào này và khủng bố tinh thần khối Công giáo, họ đã lần lượt cho bắt hết những người liên can hay bị tình nghi có liên can đến những hoạt động chống đối lại chế độ và thẳng tay thanh
trừng.
Tại Bình định một số đông linh mục bị bắt như các cha Trịnh Hoài
Ân, Nguyễn Ðình Tịch, Nguyễn Bính (cha xứ Tân dinh), Nguyễn văn Tới (cha xứ Gò
thị), Nguyễn Bảo (cha xứ Lạc điền), Nguyễn Suất (cha xứ Kim châu), Nguyễn Kỳ Hội (cha xứ Xóm Chuối vừa được cử đến thay cha Lành bị bắt trước đó), Huỳnh Biên (Qui hoà), Võ Ngọc Nhã
(Chủng viện), Trần Anh Tước (cha xứ Gia chiểu)... Một số Thầy già cũng bị bắt như Thầy Vang ở Gò
thị, thầy Y ở Thạnh hòa, thầy Quá ở Kim châu, thầy Như ở Nhà đá.
Về thành phần nhân sĩ trí thức gồm có các ông: Ðoàn Ðức
Thoan, Nguyễn Hữu Lộc, Võ Minh Vinh, Ðặng Hiếu An, Ðoàn Thế
Khuyến, Ðặng Hiếu Khẩn, Ðoàn Thế Nhơn, Võ Thu Tịnh, Ðào Trữ, Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Lý, Trần Tài, Trần Lộc ... Riêng cụ Tạ Chương Phùng cũng bị Công an lùng bắt nhưng đã may mắn trốn thoát được vào vùng Quốc
gia. Ngoài ra còn một số đông thanh niên công giáo và không công giáo cũng bị bắt
theo. Tính đến năm 1951, số người bị bắt lên đến hai ngàn.
Tại ba tỉnh Quảng nam, Quảng ngãi và Phú yên cũng có một số người bị bắt như Phạm đình
Nghị, giáo sư trường Trung học Lê Khiết vì bị tình nghi có liên can. Linh mục Tô Ðình Sơn (cha sở Trung tín) được
Ủy ban Hành kháng Liên Khu V mời về nói là để tham dự phiên họp nhưng khi vừa tới Sa huỳnh thì liền bị Công an đón đường bắt dẫn đi.
Việt minh cho dựng lại vụ này và gán cho cái tên là Vụ Gián điệp để lập bản cáo trạng kết tội những người chống đối họ là phản quốc làm tay sai cho Pháp và đem ra toà xét
xử. Họ bắt từng nhóm diễn lại cảnh vượt tuyến tại một số địa điểm, tạo dựng các buổi hội họp tổ
chức, những cuộc săn đuổi lùng bắt của Công an để chụp ảnh triển lãm cho công chúng xem về cái mà họ gọi là tội ác với nhân dân.
Cuối năm 1951 một phiên toà Quân sự đặc biệt của Liên Khu V được mở ra để xét
xử. Phạm Phú Tiết, một cựu thần triều Nguyễn, nguyên là Tổng đốc Bình định trước ngày Việt minh cướp chính
quyền, được chỉ định ngồi ghế Chánh án. Công tố viên là Huỳnh Lắm ủy viên Công an Liên Khu V. Về
phía Phụ thẩm Nhân dân là một số người thuộc thành phần bần cố nông cuồng tín theo cộng
sản.
Phiên toà kéo dài trong 15 đêm để nghe Công tố viên đọc cáo trạng và đưa đến phán quyết cuối cùng là 4 án tử hình gồm các ông: Ðoàn Ðức
Thoan, cựu Tri huyện Phù cát, Nguyễn Hữu Lộc, giáo sư, Võ Minh
Vinh, chức sắc Cao đài và Tạ Chương Phùng, nhân sĩ (xử khuyết
tịch). Tất cả những người này bị ghép vào tội phản quốc vì thuộc thành phần chính phủ Việt
gian. Tám án tù chung thân vì bị ghép vào tội tham gia
Ủy ban tổ chức và Ủy ban Kinh tài cho Chính phủ Việt gian nói trên được dành cho linh mục Trịnh Hoài
Ân, linh mục Nguyễn Ðình Tịch và các ông Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Lý, Ðoàn Thế
Khuyến, Ðặng Hiếu An, Ðào Trữ, Ðoàn Thế Nhơn (tức nhà văn Võ
Phiến) . Gần hai trăm người khác lãnh án tù từ 5 đến 20 năm tù ở. Số còn lại gần 2000 người được tha nhưng phải bị quản chế thời hạn tại địa phương.
Vụ "Gián điệp Bình Ðịnh" chính là một đòn tối hậu Việt minh dùng để triệt hạ tôn giáo và các thành phần chống đối ở Liên Khu V bằng cách chụp cho những người này cái mũ Việt gian phản động làm tay sai cho thực dân Pháp để đánh lạc dư
luận, đổ hết tội lên nhóm người này đã gây nên cảnh đói khổ cùng cực của nhân dân, và từ đó có thể rảnh tay vận động dân chúng thực hiện mọi chủ trương của Ðảng trong mưu đồ xích hoá dân
tộc.
NGUYỄN CÔNG LUẬN
(Ðặc san HOA TÌNH THƯƠNG của Hội Thân Hữu Ðịa Phận Qui Nhơn Hải Ngoại phát hành tháng 7-1995)
(Ðặc san HOA TÌNH THƯƠNG của Hội Thân Hữu Ðịa Phận Qui Nhơn Hải Ngoại phát hành tháng 7-1995)
No comments:
Post a Comment