Tất cả mọi người, đặc biệt là đồng bào khu IV và khu V, từng sống với Cộng sản từ 1945, đã thấy rõ Việt minh
(Cộng sản trá hình) do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gian ngoa, xảo
quyệt, lợi dụng lòng ái quốc của nhân dân Việt nam, đã quay ngược cuộc Cách mạng chân chính của toàn dân Việt nam trở thành cuộc cách mạng cho Cộng
sản.
Bộ mặt gian xảo và ác độc của CSVN đội lốt Việt minh đã lộ rõ ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa mà chúng gọi là Cách mạng Tháng 8, nhất là ở hai tỉnh Quảng ngãi và Bình định thuộc miền nam Trung phần cũ.
Sau khi Pháp đã chiếm cả vùng Cao nguyên, tỉnh Khánh hoà và gần nửa tỉnh Quảng
nam, Việt minh phân chia lại như sau: Nam từ Ðèo Cả (Khánh hoà) trở vào, Bắc từ sông Thu bồn
(Quảng nam) trở ra, Tây từ đèo An khê (Bình Ðịnh) trở lên gọi là vùng chiếm đóng thuộc Pháp. Còn từ mạn sông Thu bồn trở vào đến Bắc Ðèo Cả
(Phú Yên) trở ra gọi là vùng tự do tức Liên Khu V do Việt minh kiểm soát. Quảng ngãi và Bình Ðịnh sau này thuộc Liên Khu V.
VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN TỈNH BÌNH ÐỊNH
Sau ngày 2-9-1945, một toán nông dân thuộc lứa tuổi
trung, thanh niên, không đồng phục, võ trang bằng dao phay, mã tấu, giáo mác và vài súng săn do Võ Xáng chỉ huy từ huyện Bình khê kéo xuống chiếm thành phố Qui Nhơn và cướp chính quyền tỉnh Bình định. Tổng đốc Phạm Phú Tiết giao quyền ngay rồi lẩn trốn về Kỳ sơn, xã Phước sơn, huyện Tuy phước tại nhà ông Ðạo ( tức Ðặng Cao Ðệ, một quan chức hồi hưu). Sau này, Việt minh mời cụ Phạm làm
Ủy viên Tư pháp của
Ủy ban Kháng chiến - Hành chánh miền Nam Trung Bộ (tức Liên Khu V). Không ai phiền trách việc cụ Tiết hợp tác với Việt minh vì lúc biến phải tùng
quyền, miễn là đừng phản bội và đê tiện như Hình Bộ Thượng thư Bùi Bằng Ðoàn (cha ruột của Bùi Tín) và Bắc Kỳ Khâm sai Phan Kế
Toại.
Võ Xáng làm chủ tịch tỉnh Bình định được ít ngày thì một nhóm người khác đông hơn do Trần Quang Khanh chỉ huy từ thôn Tài lương, xã Hoài
hảo, huyện Hoài nhơn kéo vào đánh. Vì có ít thủ hạ hơn, Xáng cự không nổi phải đầu hàng. Khanh bắt Xáng, dựng phiên toà và hạch
hỏi: "Anh lấy quyền nào mà chiếm tỉnh Bình định?" Rồi Khanh kết tội Xáng:
"Anh tự tiện gây bạo động. May mà nhân dân Qui nhơn, Bình định hiền hòa để cho anh cầm
quyền. Nếu không may họ chống cự, thế tất phải đổ máu mạng
vong, ai chịu trách nhiệm? Vậy, anh phải đền tội." Thế là Khanh ra lệnh cho thủ hạ bắn chết Võ Xáng.
Khanh tự đặt ra cái gọi là Ủy ban Nhân dân rồi tự phong làm chủ tịch
tỉnh, đổi tên Bình Ðịnh thành Tăng Bạt Hổ và Qui Nhơn thành Nguyễn
Huệ. Y đâu ngờ Tăng Bạt Hổ quê Hoài
Ân (Bình Ðịnh) vốn là một chiến hữu sát cánh với cụ Phan Sào Nam trong Phong trào Ðông du và Ðông Kinh Nghĩa
thục. Chính cụ Phan đã bị Hồ Chí Minh điềm chỉ cho mật thám Tây
bắt, thế mà hôm nay đồ đệ của Hồ lại lấy tên Tăng Bạt Hổ đặt cho tỉnh Bình Ðịnh thật là chuyện
"tréo cẳng ngỗng"! Trần Quang Khanh chễm chệ trên ghế chủ tịch tỉnh cho đến ngày vào làm Ðại biểu Quốc hội Việt minh ngày 6-1-1946.
Việc làm thứ hai mà cũng là nhiệm vụ chính của Khanh là tiêu diệt các thành phần mà Cộng sản liệt vào hàng đối
lập, rõ nét nhất là Cao Ðài. Không cần hồ sơ hay luận án, Khanh giao cho địa phương tùy nghi liệu lý. Do
vậy, đám thừa hành vì thù oán cá nhân hoặc thành kiến, chỉ cần khép những kẻ "đối
lập" là Cao đài Tây Ninh là đủ lý do để sát hại. Vì quá đông nạn nhân và phải thủ tiêu mau
lẹ, chúng đã cho chôn tập thể.
Những tội ác của Việt minh điển hình như sau:
- Tại thôn Cự tài, xã Hoài Hảo, huyện Hoài nhơn, Việt minh đã giết và chôn hai mộ tập thể , mỗi mộ từ bốn đến năm mươi người.
- Tại Cấm An sơn, xã Hoài châu, Hoài nhơn, giết và vùi xác chết trong 3 hầm
(có hầm chứa trên trăm người), trong đó có ba phụ nữ mang thai. Công việc hành quyết không chu đáo vì được tiến hành hấp
tấp, số nạn nhân quá đông, hung khí thô sơ và hung thủ không điêu
luyện... nên có nhiều người còn sống trước khi bị xô xuống
hầm, lấp cát. Ở dưới lớp cát, họ thở ồ khiến cát phụt lên... thật kinh hoàng!
Tại Bình Ðịnh vào năm 1950 đã xảy ra một vụ án do Việt minh tráo
trở, ngụy tạo nhằm đàn áp, khủng bố và thanh trừng những thành phần quốc gia chống Cộng hoặc bị tình nghi liên can. Ðó là vụ
"Gián Ðiệp Bình Ðịnh". Thật ra vào thời kỳ đó, tại tỉnh Bình Ðịnh, có hai tổ chức chính trị chống
Cộng. Một tổ chức tại Bắc Bình Ðịnh do cựu Tri huyện Ðoàn Ðức
Thoan, giáo sư trung học tư thục Công giáo Ðặng Ðức Tuấn tại Gia
hựu, Hoài Nhơn, lãnh đạo. Một tổ chức nữa tại Nam Bình Ðịnh do giáo sư Nguyễn Hữu
Lộc, Hiệu trưởng Trung học tư thục Thị Nại tại Phước hưng, Tuy phước, lãnh đạo. Linh mục Trịnh Hoài
Ân (lúc đó là Giám đốc Tiểu Chủng viện Làng sông, Bình Ðịnh) làm cố vấn cho cả hai ông, qua nhiều trung
gian. Hai tổ chức này hoạt động mạnh mẽ và lan rộng đến hai tỉnh kế cận là Quảng Ngãi và Phú Yên. Sau khi bị bại
lộ, những thành viên của hai tổ chức lần lượt bị tóm bắt. Ðể giảm ý nghĩa và tầm mức ảnh hưởng quan trọng của vụ án, Việt minh đã gán cho vụ án cái tên
"Vụ Gián điệp Bình Ðịnh" (nghĩa là chỉ hoạt động trong tỉnh Bình Ðịnh mà thôi).
Ngày 2-6-1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh miền Nam Trung Bộ (Liên Khu V) triệu tập một cuộc họp khoáng đại Quân Dân Chính tại hội trường Sông Lô
(tên Việt minh đặt cho sông Lại giang Bồng sơn để kỷ niệm trận thắng ở sông Lô ngoài
Bắc), Chủ tịch Nguyễn Duy Trinh tuyên bố lý do buổi họp rồi giao quyền chủ tọa cho phó Chủ tịch Trần Ðình Tri. Thuyết trình viên cũng là Công cáo
Ủy viên là Ủy viên Kháng chiến Hành chánh Tôn Thất Vỹ và Giám đốc Công an Ðinh Châu. Trên vách ngoài hành lang của hội trường chúng triển lãm
"tội ác" của bọn "Việt gian Gián điệp" trong đó có sơ đồ tổ chức được khéo trình bày để người xem thấy được hai "đầu
sỏ" Lộc, Thoan quay quanh cái trục "Trịnh Hoài
Ân" rồi kết luận đây là một vụ "Gián điệp Bình Ðịnh". Ngoài ra còn có những tài liệu như hình chụp Linh mục
Ân đang thảo luận với ông Nguyễn Bá Tín, bức thư bằng tiếng La tinh của Linh mục Nguyễn Kỳ
Hội, câu "Phe Diệm như thế nào?" trong thư của Ðoàn Ðức Thoan và câu " L' Impérialisme pour l'Impérialisme, je préfère les
Francais" của Nguyễn Hữu Lộc...
Trong phần thảo luận của buổi họp, Việt minh đã ra lệnh cho các đảng viên lên án gắt gao bọn
"gián điệp", yêu cầu chính phủ "đem xác chúng lấp các hố
bom, lấy xương của chúng thay cho các bù lon do máy bay bắn gãy, phải triệt hạ bọn đầu cơ bán
chữ..." Sau đó phiên toà được mở tại Song Thanh, xã Thanh
phong, An nhơn và cuộc hành quyết ba vị Nguyễn Hữu Lộc, Ðoàn Ðức
Thoan, Võ Minh Vinh đã diễn ra trên Gò Ma, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ vào một chiều đầu năm 1952. Trước khi bị trói tay và bịt
mắt, đứng trước cô em gái đang khóc nức nở, Võ Minh Vinh chửi bới Việt minh Cộng sản không tiếc
lời. Nhìn vợ trẻ con thơ, giáo sư Nguyễn Hữu Lộc dõng dạc: " Một Lộc này cần phải ngã xuống để rồi hàng ngàn Lộc khác đứng lên." Ðoàn Ðức Thoan trầm tĩnh nhìn đứa con mồ côi
mẹ, hình như ông đang chuẩn bị trình lên Thiên Chúa cuộc đời quan lại rất thanh liêm của mình.
(Trong vụ này còn một án tử hình khuyết tịch dành cho cụ Tạ Chương Phùng đã may mắn trốn được vào vùng Quốc
gia, 8 án tù chung thân và mấy trăm người khác lãnh án từ 5 đến 20 năm tù ở. Số còn lại gần hai ngàn người được
tha, nhưng bị quản chế thời hạn tại địa phương.)
VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Cũng như Bình Ðịnh, Việt minh chỉ dùng giáo mác thô sơ với một số nông dân mộc
mạc, chất phác để tiếp thu từ tỉnh xuống các huyện đang bỏ ngõ, không đánh đấm giao tranh gì
cả. Chúng lợi dụng danh nghĩa "cướp chính quyền" để tha hồ cướp bóc, vu
oan, chụp mũ những thành phần đối lập để lén lút hoặc công khai chém
giết. Chúng cải tên Quảng Ngãi thành Lê Trung Ðình.
Tại Quảng Ngãi, thời kỳ khởi nghĩa là thời kỳ kinh hoàng
nhất. Ngày nào nghe mõ đánh trống giục từng hai tiếng , tù và thổi reo là ngày đó có biểu tình chém giết&Chúng giết người một cách độc ác man
rợ, chém đầu bằng dao phay cùn, chỉ định ai thì người đó phải đứng ra chém. Vì không phải là đao phủ chuyên
nghiệp, họ bạ đâu chém đó và phải chặt nhiều nhát khiến nạn nhân đau đớn vô cùng, thân nhân chứng kiến thảm trạng càng đứt ruột xót thương. Nạn nhân đông nhất là những đạo hữu Cao Ðài, bị chúng sát hại tập
thể. Chúng lùa hết bất phân nam nữ, tuổi tác, giàu nghèo, xâu tay lại thành từng nhóm 10, 20 ngườivà chém xả một loạt chẳng trúng đâu vào đâu rồi đạp nhào tất cả xuống hố đào
sẵn. Có nơi nhiều người chưa bị chém nhưng quá hãi hùng đã tự động lao mình xuống hầm để rồi bị chôn
sống. Cũng có khi chúng đã hành hạ "tử tội" bằng cách dùng những cây lao vót nhọn đâm tứ tung vào nạn nhân như người Thượng làm lễ
"chém trâu".
Trong thời kỳ khởi nghĩa tháng 8-1945, Việt minh tại Quảng ngãi đã giết khoảng 3000 người thuộc đủ thành phần như Cao Ðài, Công giáo, viên chức thời Pháp
thuộc, Tổng Lý, Hương... Dưới đây là những vụ điển hình và cụ
thể, Việt minh giết người không cần cáo trạng, cũng không được bào
chữa.
1.- Ông Tạ Thu Thâu (1905-1945):
Một nhà trí thức quê Long xuyên (An giang), du học Pháp, về nước hoạt động trong hàng ngũ Cộng sản Ðệ tứ Quốc tế, nhưng sau đó bắt tay với nhóm Ðệ tam thành khối đấu tranh . Nhân cái gọi là Cách mạng Mùa Thu 1945, trên đường ra Bắc, ông bị tên Nguyễn Chánh bắt tại huyện Bình sơn (Quảng ngãi) và bị giết tại núi Chóp Vung, thôn An điền, xã Bình chánh.
2.- Tàn Sát Cao Ðài:
Tại huyện Bình sơn: Ba trăm người thuộc thôn Trị bình, xã Bình thắng, đã bị thủ tiêu, đa số là đạo hữu Cao đài, số còn lại thuộc thành phần đảng phái và viên chức cũ. Số đông bị chặt đầu, một số bị chôn sống tập thể, một số bị đẩy xuống giếng sâu lấp đất, còn một số ít bị giết thả trôi biển. Một tay Ðặng Bửu, thường gọi là Bửu Râu, thuộc Tổng đội Dân quân Du kích đã hạ sát khoảng bảy mươi đạo hữu Cao Ðài.
Tại huyện Mộ đức: Cả cánh họ Hồ 16 người thuộc thôn Ðức
thạnh, theo đạo Cao đài, đã bị tàn sát. Chỉ sót một người lúc đó còn
nhỏ, và sau này là Thiếu tá trưởng ty Cảnh sát Quảng ngãi Hồ Anh Triết
(thời Việt nam Cộng hòa), hiện đang tỵ nạn tại Hoa kỳ.
3.- Thủ tiêu Công giáo:
Tại huyện Mộ đức: Vào năm 1943, khi còn lén lút hoạt động tại mật khu Ba Tơ, một nhóm Cộng sản (sau này trá hình Việt minh) đã đột nhập xóm nhà thờ Văn Bân, xã Ðức phụng, hạ sát 40 tín đồ Công giáo. Cũng tại huyện này, trong thời kỳ khởi nghĩa 1945, Việt minh đã xử bắn Hương bộ Cúc ở Bàn cốc, xã Ðức sơn; chém đầu hai ông xã Tôn và Phạm Tương ở thôn Phổ Nhì, xã Phước đức. Riêng ông Phạm Mai, luật sư, ở xã Ðức vinh, bị chém đầu vì đã bí mật hoạt động cho Phong trào Ngô Ðình Diệm. Những nạn nhân trên đều là người Công giáo.
Tại huyện Nghĩa Hành: Việt minh đã chém đầu vợ chồng ông bà Xã Phượng, người Công giáo, thuộc thôn An chi.
4.- Tiêu Diệt Cựu Viên chức và Ðảng Phái Quốc gia.
Tại huyện Bình sơn: Việt minh đã bắt và chém đầu cựu Bang tá Trần tại chợ Hôm, xã Bình thủy, vợ chồng ông bà Phạm Hà và Nguyễn thị Giác đang mang thai ba tháng, và sau đó bắn chết trưởng nam của hai ông bà là Phạm Tân tại xã Bình vân, thị trấn Châu Ổ. Riêng ông Xã Chạy xã Bình vân vì mập mạp cổ lớn và đao phủ không chuyên nghiệp, phải bị chém đến 17 nhát mới rơi đầu.
Tại huyện Tịnh sơn: Chúng bắt ông Tư Thao và đại hào Trì tại xã Phước lộc đem trói chặt rồi cho những người tham
dự, mỗi người cầm một lao cau vót nhọn, đi qua hai ông, miệng
chửi, tay đâm mỗi ông một nhát đến khi tắt thở. Cũng tại xã Phước
lộc, chúng bắt và chém Bang tá Tuân và Xã Chín, còn một người tên Sáu Bé bị đưa đi biệt tích. Còn ông giáo Ðiện và người con trai ở thôn Ðồng
cọ, xã Tịnh Bắc, cũng bị chém đầu chỉ vì con trai của ông làm thầy kiện
(luật sư) đã không bênh vực cho Cộng sản trong thời kỳ hoạt động bí
mật.
Tại huyện Tư nghĩa: Ông Phó Ðoàn Trung ở thôn Nghĩa lâm, xã Tư phước bị giết chỉ vì một câu nói trước
kia: "Tụi bay trói gà không chặt mà làm cách mạng gì?" khi Cộng sản đến tuyên truyền trong thời kỳ hoạt động bí
mật.
Sau này vào năm 1952, Nguyễn Long thuộc thôn Bồ đề, xã Ðức nhuận
(Mộ Ðức) bị chúng xử bắn tại sân vận động xã Hành đức (Nghĩa hành) chỉ vì câu nói lén
"Trời nắng đất nứt nẻ như mặt cụ Hồ", có người nghe được đi báo cáo.
Ông ta bị kết tội phản động, nói xấu cụ Hồ...
5.- Vụ Trần Cừ
Vào năm 1946-1947 tại Quảng ngãi xảy ra một vụ án chính trị gọi là
"vụ Trần Cừ" bị kết tội phản động. Trần Cừ
(1905-1950) người xã Phước đức (Mộ đức) theo đạo Cao đài, gia nhập Ðại Việt Quốc Dân đảng. Năm 1945 Cừ ở trong Nam nên không bị thủ tiêu. Qua năm 1946 thấy Việt minh hoà hoãn nên trở về nguyên quán cùng với Vũ Ðình Yên lập chính đảng lấy tên
"Phế đế, Tự cường". Dù lúc đó vua Bảo Ðại đã thoái vị nhưng Trần Cừ muốn nói lên tôn
chỉ: "Nước nhà độc lập, dân chủ, không lệ thuộc Liên xô". Hai chiến hữu đầu tiên và trung kiên của Cừ là thầy Phan Thọ
(giảng viên giáo lý bên Công giáo) và ông Huỳnh Tấn Thừa. Còn Linh mục Trịnh Hoài
Ân (Chính xứ Bàu Gốc) được Cừ tin cẩn mến phục, tới lui vấn
kế...
Sau một thời gian ngắn, Việt minh cài người vào tổ chức và tóm gọn toàn bộ đảng viên đưa ra tòa. Trần Cừ, Vũ đình Yên và linh mục
Ân bị kết án tử hình. Phan Thọ và Huỳnh Tấn Thừa lãnh án tù 25 năm, còn những người khác vẫn bị giam giữ, sau đó vài năm được phóng thích. Riêng linh mục
Ân đã tự biện hộ và được giảm án còn 20 năm tù. Trần Cừ và Vũ Ðình Yên bị hành quyết tại bãi cát bờ sông Trà khúc.
Trên đây chỉ là những vụ mà chúng tôi biết rõ và đã nghe nhân chứng kể lại chi tiết, còn bao nhiêu vụ giết người dã man, bừa bãi khác đã xảy ra lén lút hoặc công khai trong thời kỳ Việt minh khởi nghĩa tại tỉnh đổi tên Lê Trung Ðình này.
NHỮNG ÂM MƯU THỰC HIỆN SAU KHI CƯỚP CHÍNH QUYỀN
Hồ Chí Minh đã cho áp dụng những thủ đoạn gian xảo thâm độc kiểu Cộng sản nhằm lừa bịp xách động quần chúng, lùng diệt những thành phần đối
lập, nhất là triệt hạ trí, phú, địa, hào mà y cho là kẻ thù. Trong 9 năm kháng Pháp, Việt minh đã phát động 3 phong trào sau đây:
1.- Phong Trào Học Tập Năm 1949
Qua những buổi sinh hoạt nhất là những buổi học tập, Việt minh cố gieo rắc mầm độc
"căm thù giai cấp" nhằm gây nghi ngờ, chia rẽ, tố cáo lẫn nhau từ trong gia đình ra ngoài xã
hội. Ði đôi với học tập, chúng xây dựng mạng lưới "nội
tuyến" gồm những tên bất hảo, những con chiên ghẻ, chức sắc bê bối của tôn giáo, để huấn luyện công tác gọi là
"trường kỳ mai phục" cài vào các tổ chức. Bọn này tìm cách xâm nhập để tuyên truyền rỉ tai, gây mâu thuẫn nội bộ và theo dõi để mật báo... Trong một buổi lễ phát động phong trào học tập và phổ biến thư kêu gọi của Hồ Chí Minh năm 1949 tại hội trường Chợ
Gồm, huyện Phù cát (Bình định) Võ Tộ, chủ tịch Uûy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh nói: "Con người trí
thức, giàu có mà không học tập chính trị thì chẳng khác một con trâu to béo không được tập luyện thuần thục nên lung loàn, húc những con trâu khác và không chịu cày
bừa. Con trâu này nên sớm đưa vào lò sát sinh..."
2. Phát động Vệ Sinh Yêu Nước Năm 1951
Yêu nước thì phải giữ vệ sinh tức là phải thực hiện Tam tinh, Tứ
diệt. Tam tinh là ăn sạch, ở sạch và ngủ sạch; còn Tứ diệt là diệt
muỗi, diệt ruồi, diệt rệp, diệt chấy rận. Thật ra chủ trương một nơi, mục đích một
ngả, mượn cớ theo dõi việc thực hiện chủ trương, chúng cho cán bộ vệ sinh lật áo đồng bào tìm
rận, theo sát người vào bụi rậm để ngăn ngừa phóng uế bừa bãi, vào phòng ngủ lật xét xem có rệp không ... Kệt quả chúng không tìm ra
rận, rệp mà bắt được truyền đơn của Pháp cất dấu trong áo
quần, phát hiện người đọc lén thơ phản động chuyền tay ở trong
bụi, bắt gặp kẻ lạ mặt trong buồng ngủ và tìm ra đồ quốc cấm như rượu
lậu, hàng ngoại hóa...
3. Phóng Tay Phát Ðộng Quần Chúng Năm 1953
Trường Chinh ra lệnh phát động quần chúng trong tỉnh Bình định, được coi là thí điểm của Liên khu V và hai huyện Tuy phước và Hoài ân là thí điểm của tỉnh Bình định. Việt minh xây dựng đoàn cán bộ Nông
hội, huấn luyện về thể thức đấu tranh, cách xách động quần chúng và dùng quân chúng để đấu
tranh, tịch thu của cải nhà giàu. Nông hội được quyền bắt giữ những người giàu, chủ trì các cuộc
"tố khổ" để thu của. Ðến đây, nhiều người mới sáng mắt nhìn rõ thái độ lật lọng với giọng điệu tráo
trở, trắng trợn và trơ trẽn của đám đồ tể do Hồ cầm đầu. Vừa cướp quyền
xong, chúng đề ra nguyên tắc: "Công Nông lãnh đạo, phối hợp với Trí, Phú, Ðịa, Hào!" Sau một thời
gian, chúng đổi lại: "Công Nông lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ với Trí, Phú để thuyết phục địa chủ và cường hào." Ðến năm 1953, thời
"phóng tay phát động quần chúng" thì trí thức bị bỏ lửng còn phú nông bị ghép vào giai cấp địa
chủ. Chúng đề ra hướng công tác mới: "Công Nông lãnh đạo, tiêu diệt địa chủ ngoan cố và cường hào gian ác." Chúng đưa ra ba bậc đấu
tranh:
Thứ nhất là đấu lý: đưa địa chủ và cường hào ra đấu trường giữ hàng trăm người để xỉ
vả. Chúng bắt nạn nhân mang mõ, qùy, nằm sấp rồi bò... xin lỗi người này, thú tội với người
kia...
Thứ hai là đấu lực: chỉ định người đã từng bị địa chủ và cường hào nào làm phật ý, ra đánh người đó đang đứng thẳng giữa đấu trường. Lệnh của Trưởng ban Nông hội loan ra thì từng người một hoặc cả đám đông xông ra đánh đập túi bụi các nạn nhân...
Thứ ba là đấu pháp, tức là nhốt tù địa chủ, cường hào nếu đấu lực không kết
quả...
Ngoài ba phong trào kể trên, còn một hình thức đấu tranh nhằm mục đích đánh gục trí thức và tư bản để thu đoạt tài
sản, đó là "Tố Khổ". Năm 1953, báo Nhân Dân và báo Cứu
Quốc, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Liên Việt (nay là Mặt trận Tổ
Quốc) đã trích lời phát biểu của Hồ Chí Minh trả lời một nhà báo Thụy Ðiển, đại ý: Chiến tranh hôm nay là chiến tranh của nhân dân, vậy chiến hay hòa đều do nhân dân Việt nam quyết định. Sau lời tuyên bố này, phong trào
"Phóng tay Phát động Quần chúng" bộc phát...
KẾT LUẬN
Hồi tưởng lại các biến cố não nùng phát khởi từ 51 năm qua, ôn lại một ít vụ khủng bố kinh hoàng đã tiếp diễn mấy năm sau đó tại hai tỉnh của Liên Khu V, chúng tôi hoàn toàn không có ý khêu gợi lòng căm thù, nhưng chúng tôi:
1.- Phản ánh trung thực những việc đã xảy ra, chính là nguyên nhân khiến cho Việt nam phải điêu tàn, nghèo khổ đến hôm nay. Chúng ta phải nói rõ cho con cháu biết rõ bộ mặt kinh tởm của Cộng
sản.Trong lúc bôn ba ở Nhật (1904-1905), các cụ Phan Sào Nam, Tăng Bạt Hổ và các chính hữu khác đã giao thân với nhóm Lương Khải Siêu đang tỵ nạn sau cuộc Cách mạng Mậu Tuất 1898 bất thành. Họ đã khuyến cáo các chí sĩ ta phải khai hóa dân trí, viết sách vạch trần tội ác của Thực dân Pháp trước dư luận quốc tế và quốc
nội. Ðó là một phương pháp tuyệt hảo quan yếu để đánh đổ Thực dân. Vậy thì đó cũng là một phương sách diệt Cộng hôm nay.
2.- Ðốt nén hương lòng để tưởng nhớ hàng triệu vong linh các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên các chiến trường, những người đã bỏ mạng ở hậu phương vì bom rơi, đạn
lạc, những người bị giết vì tư thù với Cộng sản, những người đã bị vùi thân trong lòng biển
cả, những thiếu phụ, thiếu nữ bị hải tặc cưỡng hiếp, giết
chết, những người đã chết tức tưởi trong rừng rậm, hố sâu, những người đã gục ngã trên hiện trường khổ sai nhục hình cũng như bị đày đọa rồi thủ tiêu tại các trại cải
tạo... Chúng tôi cũng xin giải oan cho các vong hồn bị chết vì tố
khổ, những thanh niên đã bị Hồ Chí Minh và bè lũ cưỡng ép hoặc phỉnh gạt để đưa vào lò chiến tranh từ trước đến nay, làm con thiêu thân
"thề sinh Bắc tử Nam"... Nguyện cầu cho các vong linh ấy sớm siêu thoát, đồng thời khẩn xin chư
vị, đã là linh thiêng từ cõi siêu phàm, cầu bầu cho nước Việt nam sớm thoát khỏi Cộng
sản, được độc lập, thanh bình và toàn dân Việt sớm được tự do, thịnh vượng.
Maryland Hoa Kỳ, tháng 8 năm 1996
HUỲNH NHUÂN
(Tập san TIẾN THẲNG số 3, Tháng 9-1996)
No comments:
Post a Comment