8.- CƠN THỬ THÁCH
CỦA NHỮNG CON NGƯỜI ÐI TÌM ÐẤT SỐNG
CỦA NHỮNG CON NGƯỜI ÐI TÌM ÐẤT SỐNG
Nếu sau lần gặp chú Cọp và tiếp đó được bác Tâm nói cho biết về những chuyện rắc rối không may đã xảy đến cho bác Ðàm, tôi thấy niềm an vui của mình nơi cái thành phố yên tĩnh này có vẻ như bắt đầu bị khuấy động thì những tin tức về bên ngoại ở Sài gòn do chú Cọp cho biết cũng đang mở ra cho tôi một viễn cảnh và ước mơ
mới.
Bao nhiêu năm nay chỉ sống với người dưng hoặc chú bác hờ, dù có tử tế hay tình cảm thì cũng đâu bằng ruột thịt, tôi nghĩ vậy. Chính vì thế mà khi vừa có được địa chỉ của ông ngoại là tôi vội vã viết thư về thăm ông bà ngoại tôi ngay.
Thư gửi đi độ chừng mươi ngày sau thì tôi nhận được hồi âm. Trong thư ông tôi viết rất vắn tắt nhưng nhìn nét chữ và cái chữ ký có vòng ngoằn ngoèo độc đáo của ông tôi chẳng khác nào trong những lá thư ông ngoại tôi từng viết cho cha mẹ tôi lúc xưa mà tôi đã được đọc, tôi thấy lòng bồi hồi xúc động. Và tôi bắt đầu mơ tưởng đến ngày về bên ngoại... Tuy nhiên, cùng với chút ước mơ vừa mới chớm trong tôi thì cũng là lúc tình hình an ninh về chính trị ở trong Nam lại đang xảy ra những biến động quan trọng.
Thư gửi đi độ chừng mươi ngày sau thì tôi nhận được hồi âm. Trong thư ông tôi viết rất vắn tắt nhưng nhìn nét chữ và cái chữ ký có vòng ngoằn ngoèo độc đáo của ông tôi chẳng khác nào trong những lá thư ông ngoại tôi từng viết cho cha mẹ tôi lúc xưa mà tôi đã được đọc, tôi thấy lòng bồi hồi xúc động. Và tôi bắt đầu mơ tưởng đến ngày về bên ngoại... Tuy nhiên, cùng với chút ước mơ vừa mới chớm trong tôi thì cũng là lúc tình hình an ninh về chính trị ở trong Nam lại đang xảy ra những biến động quan trọng.
Khi ông Diệm về nước chấp chánh thì phe Quốc gia cũng đang hồi bối rối và cái thế của ông Diệm cũng vô cùng bấp bênh. Sau thất bại chua cay Ðiện Biên phủ, người Pháp đành quyết định
"bỏ của chạy lấy người" nên không cần đếm xỉa gì đến người Quốc gia để tự mình ký với Việt Minh bản Hiệp định đình chiến Genève lơ lửng hầu rút quân ra khỏi mảnh đất thuộc địa cũ một cách an toàn. Chính vì thế mà đối với người Quốc gia, bản Hiệp định này lại chỉ là cái lưỡi gươm tạm thời được treo lên để chờ ngày lại chém xuống cổ những người không chịu đi theo Cộng
sản.
Tuy nhiên nhờ có cuộc di cư của gần một triệu người Miền Bắc vào Nam tị nạn Cộng sản cùng với sự giải thoát cho những người dân từng có kinh nghiệm sống ở vùng Việt Minh kiểm soát cũ nên chán ghét Cộng sản, mà ông Diệm có được một số người sẵn sàng ủng hộ để có thể dựa vào đó làm hậu thuẫn cho mình xoay lại thế
cờ.
Nếu Huế vốn là đất của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn cũ, lại không phải là địa bàn chính trị hay kinh tế quan trọng hiện nay cho nên sự ra đi của người Pháp không kéo theo một sự sụp đổ về quyền lợi chính trị hay kinh tế quan trọng của một thành phần hay giai cấp nào cho nên không có những biến động thì ngược lại trong Nam vốn là thuộc địa cũ lâu đời của Pháp nên quân đội Pháp có phải rút đi nhưng thực dân Pháp đã quen với những quyền lợi kinh tế từ bao đời nay thì vẫn còn muốn bám víu ở
lại.
Nhằm tạo sự ủng hộ cho mình và thành lập một quốc gia độc lập có thể đối phó với Cộng sản và các thế lực Thực dân, ông Diệm đã đưa những người có đầu óc Quốc gia và tinh thần chống cộng trong các nhóm di cư hay từ những vùng kháng chiến cũ trở về nắm giữ các chức vụ quan trọng, loại trừ dần các thành phần tay chân của Pháp ra khỏi Chính quyền. Ðứng trước sự hình thành một quốc gia mới đang quyết tâm giành lại chủ quyền, những người Pháp này cũng như những thành phần chạy theo Pháp và các phe phái trước đây dựa vào Pháp mà làm mưa làm gió ở mảnh đất này, nay thấy quyền hành cũng như quyền lợi của mình đang bị bứng bỏ tất nhiên không thể nào không phản ứng. Ðiều này đã khiến cho tình hình càng ngày càng căng thẳng và đến lúc ông Diệm quyết định gạt bỏ tướng Hinh ra khỏi chức vụ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia cũng như chống lại lệnh triệu hồi của Quốc trưởng Bảo Ðại yêu cầu ông qua Pháp thì tình thế đã đi đến giai đoạn quyết liệt. Tại Sài gòn, quân đội Bình xuyên đã nổ súng vào quân đội chính phủ trung thành với ông
Diệm.
Trước tình hình rối loạn ấy, nhiều đảng phái, tôn giáo, đoàn thể có tinh thần Quốc gia đều ý thức chỉ có sự đoàn kết ủng hộ chính phủ của ông Diệm mới có thể cứu nguy cho Miền Nam trước hiểm họa bị Thực dân xâu xé và Cộng sản xâm lăng. Chính vì thế mà mọi người đã gấp rút tập hợp lại để làm thành một khối hậu thuẫn cho Chính phủ. Phong trào Cách mạng Quốc gia do ông Hồ Hán Sơn làm Chủ tịch ra đời đúng lúc cũng như quân đội Cao Ðài do tướng Trình Minh Thế chỉ huy về hợp tác kịp thời với quân chính phủ để chiến đấu đã cứu nguy cho ông
Diệm.
Tại miền Trung tuy không có những biến động về quân sự nhưng chung cục của những sự xung đột đang xảy ra ở Sài gòn cũng sẽ là quyết định vận mệnh chung cho phe Quốc gia khiến cho các thành phần ủng hộ ông Diệm cũng phải một phen lo lắng chạy đôn chạy đáo thành lập phong trào này, mặt trận nọ để ủng hộ chính phủ. Học sinh các trường cũng được điều động đi biểu tình đả đảo thực dân Pháp và bày tỏ thái độ trung thành với Chính phủ ông Diệm. Ðông nhất là đám học sinh các trường Việt và hăng nhất là đám "dân cụ Ngô" Quảng bình di cư cùng trường với tôi. Dĩ nhiên là tôi cũng lây cái lo lắng chung của những kẻ đã từng trốn chạy cộng sản hay bị cộng sản đày ải đang bị đe dọa mất đất sống nếu hàng ngũ quốc gia bị tan rã.
Cho dù lâu nay tôi vẫn nghe phe Quốc gia luôn luôn lên án Hiệp định Genève và bày tỏ thái độ chống đối sự chia cắt lãnh thổ, nhưng trên thực tế, tôi thấy chính sự qua phân lãnh thổ này cũng là một cơ may cho những người không chấp nhận chế độ Cộng sản tạm thời có một mảnh đất dung thân để xây dựng lại lực lượng. Chính vì thế mà khi đứng trong hàng ngũ của hàng chục ngàn người biểu tình mít tinh tập họp trước Phu Văn Lâu, nhìn rừng cờ chỉ toàn là màu vàng ba sọc đỏ và những biểu ngữ
"Ủng hộ Chính phủ Ngô Ðình Diệm", "Ðả đảo Thực dân Pháp",
"Ðả đảo Cộng sản", "Việt Nam muôn năm"... tôi cũng thấy lòng náo nức dấy lên niềm hy vọng vào một quốc gia Việt Nam độc lập và tự do đang được củng
cố.
Cuối cùng thì quân đội chính phủ đã thắng. Những người quốc gia từng lo lắng cho số phận của mình bắt đầu thở ra nhẹ nhõm. Tất nhiên tôi thấy mình cũng nằm trong số những người lên tinh thần này. Tuy nhiên cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của tướng Trình minh Thế khi tiến quân qua cầu Tân thuận đuổi theo đám Bình xuyên đang tháo chạy, hay cái chết bí ẩn của ông Hồ Hán Sơn không bao lâu sau khi ông Diệm ổn định được tình hình đã khiến cho một số người không tránh khỏi bàn tán và tôi lại nhìn thấy trong cái niềm tin vừa mới chớm ấy hình như cũng đang có chút mây mù vây
phủ.
Tình hình lắng dịu dần và ở Huế học sinh cũng bắt đầu nghỉ hè. Vì nôn nóng vừa muốn sớm được gặp lại ông ngoại tôi sau một thời gian dài xa cách, vừa muốn được nhìn thấy tận mắt chứng tích của những cuộc giao tranh vừa qua giữa quân Bình xuyên và quân đội Chính phủ mà trước khi nghỉ hè chú Cọp có dặn tôi để chú sẽ lo vé máy bay cho về Sài gòn, nhưng tôi đã không chờ gặp chú mà sẵn có số tiền bác Ðàm cho trước đây tôi gửi bác Tâm gái nay được bác trao lại, tôi bèn tự mình đi mua vé
ngay.
Bấy giờ đường bay quốc nội ngoài hãng Hàng Không Việt Nam còn có hãng Cosara của Pháp. Với tinh thần
"đả thực" "ủng hộ gà nhà" còn nóng hổi, tôi không ngần ngại ra thẳng phòng vé của Hàng Không Việt Nam. Khi nghe nhân viên bán vé nói học sinh được hưởng giảm giá vé, nhưng nếu mua một lượt chỉ được bớt 25% còn nếu mua khứ hồi thì được bớt 50%, tôi vẫn nghĩ là về với ông ngoại rồi thì chắc là tôi sẽ ở luôn trong ấy nên đã định chỉ mua một lượt nhưng tiếp đó nghe nói vé mua rồi mà không xử dụng vẫn có thể trả lấy tiền lại trong vòng một năm, thế là tôi mua luôn cái vé khứ hồi ngày hôm sau đi, rồi chạy lại Bưu điện đánh điện tín báo tin cho ông ngoại tôi biết để ra sân bay đón. Trên đường về tôi tình cờ gặp chú Cọp. Chú hỏi tôi muốn hôm nào về Sài gòn để chú lấy vé cho thì tôi liền chìa cái vé mua rồi cho chú xem. Chú ngạc nhiên không khác gì ngày xưa ở Bồng sơn có lần chú chứng kiến tôi đi bộ hai chục cây số từ Gò Xoài về Bồng Sơn chỉ vì không thấy cha tôi ra thăm như đã
hứa.
Ngày trước khi tôi lên đường về Sài gòn thăm bên ngoại, bác Tâm có đưa tôi đến chào ông Cẩn. Cơn nguy biến đã qua, ông Cẩn đang vui vẻ, có lẽ vì vậy mà khi nghe bác Tâm nói về thành tích học hành lâu nay của tôi, ông đã vói tay bốc ngay trong cái mâm nhãn trên bàn cho tôi một chùm, loại nhãn tiến thật ngon, chắc là của một chính khách nào đó vừa mới mang đến biếu. Tôi có cảm tưởng có lẽ trước mắt ông Cẩn, tôi vẫn chỉ là một thằng bé mà thôi. Tuy nhiên nghĩ lại những câu chuyện hậu trường chính trị gần đây mà tôi nghe lóm hay được bác Tâm kể cho cả nhà nghe, tôi thấy mình cũng không nên vội làm người lớn làm gì trong lúc mình hãy còn có thể làm con nít. Cũng vì thế mà khi tôi cầm chùm nhãn về nhà, con
Ái trông thấy liền reo lên: "A ha! Anh Kha có lộc của cậu. Chia cho em với!"
Tôi cũng trả lời ngay: "Không được đâu! cái này là phần thưởng riêng của cậu cho anh nên chỉ có anh mới có quyền ăn thôi!" Và cả hai cười vui
vẻ.
Ngày hôm sau tôi ngồi xích lô ra trạm Hàng không có thằng Lâm đạp xe đạp theo đưa tiễn. Hồi nhỏ hắn vẫn quen nể tôi nhưng từ ngày tôi mang cái bộ mặt mán rừng về thành phố gặp hắn, tôi thấy mình có nhiều cái thua kém hắn nên đôi khi cũng phải chịu lép vế một chút. Nay thì tôi sắp được đi máy bay, một phương tiện giao thông còn mới mẻ thời ấy, lại sắp được nhìn thấy thủ đô Sài gòn, hòn ngọc của Viễn đông mà bất cứ ai có tí máu giang hồ vặt trong người đang sống ở tỉnh lẻ đều mơ ước được đặt chân đến, tôi lại buồn cười thấy hắn lại đang thèm được như tôi. Do đó khi xe ca đưa hành khách ra phi trường bắt đầu chuyển bánh, thằng Lâm vẫy tay nói theo:
"Nhớ trở ra nhé", tôi chưa biết có sẽ trở ra lại hay không nhưng dù sao tôi cũng đã gật đầu với
hắn.
Chiếc xe ca chở hành khách đi máy bay rời thành phố Huế theo quốc lộ 1 chạy về hướng nam độ 10 cây số thì rẽ trái vào một vùng đất rộng không cây cối. Nhìn thấy cái phi đạo không có gì khác hơn một đoạn đường nhựa trống trải và cái ống vải trắng đỏ đo chiều gió đứng chơ vơ giữa trời, tôi hơi chưng hửng. Xe dừng lại và đậu trong cái sân tráng nhựa trước một gian nhà tôn sơ sài và đó chính là nhà ga phi trường. Lâu nay quen nhìn thấy ở xứ Huế bất cứ công trình kiến trúc công cộng gì cũng có vẻ kiên cố và mỹ thuật, tôi không tưởng tượng là cái sân bay Phú Bài lại có vẻ thô sơ và tạm bợ như
thế.
ĐOÀN
VĂN KHANH
No comments:
Post a Comment