1.- LÝ LUẬN VÀ LUẬN LÝ
Nói đến luận lý
là nói đến cái phương pháp phải theo trong khi lý luận để
mang lại kết quả đúng. Sự suy luận thường dựa vào hai
phương pháp chính: quy nạp và diễn dịch. Phương pháp quy
nạp đi từ những ý tưởng đặc thù đến một ý tưởng
kết luận tổng quát. Phương pháp diễn dịch dùng ý tưởng
tổng quát có sẵn trong tiền đề để rút ra một ý tưởng
kết luận đặc thù. Thông thường người ta vẫn dùng phương
pháp quy nạp để tìm ra chân lý, và một khi có được chân
lý thì chân lý đó lại được dùng làm tiền đề cho sự
suy luận theo phương pháp diễn dịch để có thể rút ra kết
luận cho từng trường hợp đặc thù. Trong Luận lý học cổ
điển Tây phương, hình thức suy luận theo Tam đoạn luận
vẫn được coi là tiêu biểu cho phương pháp suy luận diễn
dịch này. Ý tưởng kết luận được rút ra từ ý tưởng
làm tiền đề, qua trung gian của một ý tưởng làm trung đề.
Ðể có kết luận
đúng, sự suy luận phải theo đúng phương pháp, tức là ý
tưởng làm tiền đề phải bao hàm ý tưởng được rút ra
trong kết luận, hay nói cách khác, ý tưởng trong tiền đề
phải lớn hơn ý tưởng trong kết luận. Tiền đề chứa ý
tưởng toàn thể, và kết luận chỉ là ý tưởng thành phần
có trong toàn thể đó. Do đó một khi tiền đề đúng, trung
đề đúng, suy luận đúng phương pháp, thì kết luận cũng
đúng, hay nói cách khác, khi đã chấp nhận tiền đề và trung
đề, tất nhiên phải chấp nhận kết luận. Bất cứ người
nào theo học môn luận lý, đều thuộc lòng cái thí dụ đã
trở thành kinh điển:
Tiền đề: Mọi người đều phải chết.
Trung đề: Socrate là người.
Kết luận: Socrate phải chết.
Dựa vào thí dụ
trên ta có thể nói: "Nếu mọi người Việt nam đều là
da vàng mũi tẹt, và nếu Tom là người Việt nam thì Tom là
da vàng mũi tẹt." Ý tưởng trong câu kết luận này có
chứa sẵn trong tiền đề nên đó là một câu kết luận đúng
về mặt luận lý. Tuy nhiên nếu ta nói: "Nếu mọi người
Việt nam đều là da vàng mũi tẹt, và nếu Tom là da vàng mũi
tẹt thì Tom là người Việt nam" thì đây lại là một
câu kết luận sai về mặt luận lý vì cái ý tưởng da vàng
mũi tẹt có tính cách bao quát hay rộng nghĩa hơn ý tưởng
người Việt nam. Không phải chỉ có người Việt nam mới
có da vàng mũi tẹt mà còn nhiều dân tộc Á châu khác cũng
mang chung các đặc tính ấy như người Trung hoa, người Nhật,
người Thái v.v...
Tân luận lý hay
phương pháp diễn dịch toán học thì lại dựa trên điều
kiện cần và đủ của tiền đề để đi đến kết luận
đúng. Cũng với thí dụ trên, ý tưởng người Việt nam là
điều kiện cần và đủ có trong tiền đề, cho nên khi kết
luận Tom là người Việt nam tất nhiên Tom là da vàng mũi tẹt
thì đó là kết luận đúng. Nhưng khi ta nói Tom da vàng mũi
tẹt nên Tom là người Việt nam, ta đã lý luận sai vì da vàng
mũi tẹt là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện
đủ để kết luận Tom là người Việt nam.
Người Trung hoa
thường lý luận theo kiểu Liên châu luận. Một ý tưởng
làm điều kiện cho ý tưởng khác xuất hiện, và tất cả
liên kết với nhau như một chuỗi mắt xích. Phương pháp luận
lý theo liên châu luận không đặt vấn đề ý tưởng trong
kết luận phải được chứa sẵn trong tiền đề như trong
hình thức Tam đoạn luận, cũng không đặt vấn đề điều
kiện cần và đủ như trong luận lý Toán học, cho nên sự
liên hệ giữa hai vế của một câu nói chỉ là mối tương
quan nhân quả của hai ý tưởng, do đó nếu một khi bị lạm
dụng sẽ dễ dàng đưa đến ngụy biện, rất tai hại cho
việc đi tìm chân lý thật.
Chính vì phân
biệt được tính chất quan trọng của ý niệm toàn thể và
ý niệm thành phần trong luận lý để có thể có được chân
lý đúng mà Hàn Phi tử đã lý luận: "Bạch mã phi mã"
(Ngựa trắng không phải là ngựa.) Ý niệm toàn thể bao hàm
hay lớn hơn ý tưởng thành phần, cho nên không thể đem thành
phần mà gọi cái toàn thể. Ngựa trắng là con ngựa nào có
lông màu trắng, do đó chỉ giới hạn cho những con ngựa có
lông trắng mà thôi. Còn ý tưởng về ngựa là một ý tưởng
thuộc về chủng loại trong các loài thú vật nên bao quát
hơn, vì ngựa gồm tất cả những loài ngựa khác nhau, có
màu lông khác nhau hay những đặc tính khác nhau.
Con người hơn
các sinh vật khác ở chỗ con người có lý trí nên trong xã
hội loài người, mọi tổ chức đều do lý trí quyết định.
Xã hội được tổ chức như thế nào là do nơi quan niệm
của con người phát xuất từ những tiền đề được coi
như là những công ly.ù và từ những công lý đo,ù con người
sẽ lại diễn dịch ra cho từng trường hợp đặc thù để
mọi người cùng chấp nhận và tuân theo. Một xã hội dân
chủ pháp trị là một xã hội được xây dựng trên căn bản
lý luận theo luận lý. Như vậy là con người luôn luôn cần
lý luận, và muốn cho lý luận chặt chẽ và hợp lý thì phải
theo đúng luận lý, có thế thì mới thuyết phục được mọi
người chấp nhận là đúng để từ đó mọi tranh chấp sẽ
được giải quyết và tổ chức xã hội mới mang lại kết
quả hữu hiệu.
2.- LUẬN LÝ CON KỲ ÐÀ
Yếu tính của sự
suy luận là sự đòi hỏi phải trừu tượng hóa sự vật
thành những ý niệm. Nhưng bản chất của người Việt nam
thì lại thiên về tình cảm, thường nhìn sự vật qua khía
cạnh hiện tượng mà không đào sâu vào yếu tính cho nên
dễ bị lôi cuốn theo những hình ảnh tâm lý do cảm quan mang
lại. Do đó mà khi suy luận, người bình dân Việt nam hầu
như không có được cái tinh thần duy lý kiểu Tây phương.
Vì quen cảm nhận
sự vật qua hình ảnh tâm lý cho nên người Việt nam thường
giỏi về mặt quan sát nhưng lại kém về mặt lý luận theo
khoa học, do đó thường chỉ ưa bắt chước hay biến cải
cái hiện có cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình
chứ không thích sáng tạo. Những sáng kiến như biến cải
chiếc xe đạp thành chiếc xe thồ để chuyển đồ tiếp tế
cho chiến trường hay cách thức dùng sức người đå kéo các
khẩu trọng pháo theo sườn núi lên các điểm cao trong trận
Ðiện biên phủ là kết quả của sự suy luận theo liên tưởng
chứ không phải là lối suy luận theo khoa học.
Nếu sự suy luận
này có mang lại thành công về mặt quân sự vì đã đánh
lừa được đối phương vốn quen lý luận theo luận lý thì
trái lại, về mặt kinh tế, lối suy luận này lại mang đến
nhiều thất bại nghiêm trọng. Vì không nắm vững các nguyên
tắc khoa học cho nên những điều mà người Cộng sản vẫn
luôn luôn đề cao như "sáng kiến cải tiến kỹ thuật," hoặc
là "phương pháp tiết kiệm trong sản xuất," thường chỉ
là kết quả của những suy luận lệch lạc hay thiển cận,
khiến cho khi đem ra áp dụng đã vô tình gây thiệt hại cho
nền kinh tế, vì hàng sản xuất ra chỉ có số lượng và
hình thức nhưng phẩm chất không có nên không dùng được.
Rốt cuộc thành ra tài nguyên bị phung phá, lao động bị lãng
phí và xã hội vẫn đói nghèo.
Có thể nói cách
lý luận thông thường nhất của người bình dân Việt nam
vẫn là lý luận theo cảm quan qua các hình ảnh tâm lý dựa
trên định luật liên tưởng về tâm lý học: Một hình ảnh
hiện ra trong ý thức sẽ lôi kéo theo một hình ảnh khác tương
tự hay tương phản tùy theo ý hướng của tâm lý đang hoạt
động. Do đó khi đem cái tương quan của hai hình ảnh tâm
lý để kết luận đó là chân lý sẽ dễ trở thành lệch lạc, hồ đồ, và có khi còn mâu thuẫn
nữa, như trong bài
ca dao sau:
Kỳ đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kỳ nhông
Kỳ nhông là ông kỳ đà
Những khẩu hiệu
tuyên truyền như: "Giai cấp địa chủ và Trí thức tiểu tư
sản là phản động", "Tiêu diệt địa chủ và trí thức tiểu
tư sản phản động là yêu nước", "Yêu nước là yêu chủ
nghĩa xã hội" v.v... của người cộng sản Việt nam là những
tiền đề võ đoán như trong luận lý con kỳ đà nói trên.
Từ những tiền đề võ đoán này, người cộng sản lại
cứ thế mà tiếp tục diễn dịch qua các hình ảnh tâm lý
khác để đưa người dân không có trình độ lý luận và
không biết gì về luận lý theo khoa học lạc mãi vào cái
mê hồn trận của những sai lầm về tư tưởng. Cái lối
suy luận bằng cảm quan này cũng xuất hiện nơi những người
có học thức. Trên con đường đi tìm một phương thức giải
cứu cho dân tộc, Hồ chí Minh đã từng có dịp tiếp xúc
với những tư tưởng tự do của Tây phương cũng như quan
niệm về nền dân chủ pháp trị của Hoa kỳ trước khi bắt
gặp tư tưởng Mác xít, nhưng cũng vì không suy luận trên
cơ sở của những ý niệm trừu tượng mà vẫn bị những
hình ảnh tâm lý do cảm quan mang lại chi phối cho nên khi thấy
những bất công tồn tại trong chế độ tư bản, hay khi bắt
gặp cảnh người da đen ở Mỹ bị người da trắng xử treo
cổ một cách độc đoán, đã vội kết luận chế độ đó
là nguyên nhân của mọi bất công xã hội, để rồi bị lôi
cuốn vào trong cái ảo tưởng của chân lý cộng sản.
Ngay cả khi hai
ông Diệm và Nhu chủ trương rằng "tiêu diệt hết cộng sản
sẽ có tự do dân chủ" cũng là cách lý luận không theo đúng
luận lý về điều kiện cần và đủ cho kết luận, do đó
mà khi nêu một tiền đề chưa có điều kiện đủ làm điều
kiện tiên quyết cho cả một chính sách, hai ông đã gặp phải
sự chống đối về nhiều phía khiến cho sự nghiệp không
thành. Trong quá khứ, thái độ bài bác những cải cách xã
hội do sáng kiến từ suy luận của những kẻ có đầu óc
sáng tạo, hay là chính sách bế quan tỏa cảng của vua quan
nhà Nguyễn đối với Tây phương cũng là do hậu quả của
cái lối lý luận không theo luận lý.
Chính vì không
lý luận theo luận lý để từ sự suy luận tìm ra chân lý
chung mà lý luận theo kiểu con kỳ đà này khiến cho người
Việt nam rất dễ tranh cãi, cái gì cũng có thể cãi, không
phải cãi để tìm ra chân lý đúng mà chỉ là cãi để tranh
phần thắng cho cái nhận định chủ quan của mình, do đóù
mà những cuộc tranh cãi hầu như không bao giờ chấm dứt
mà thường chỉ là một sự tạm ngưng vì có những người
chưa tìm ra lý lẽ để bẻ lại người kia theo kiểu " lý
sự cùn" hay là "cãi chày cãi cối" với nhau mà thôi. Kết
quả là sau khi tranh cãi không những vấn đề không sáng tỏ
hay được giải quyết mà còn đưa đến chỗ "chín người
thì mười ý " khiến cho những vấn đề của tập thể nhiều
khi không phải được giải quyết trên căn bản của một
sự thoả thuận chung mà chỉ là sự quyết định của một
cá nhân nào đó có ảnh hưởng mạnh mà thôi, do đó thường
không tạo thành sự hợp tác thực sự và bền vững.
Cũng vì cái tinh
thần luận lý kỳ đà này mà dân Việt nam đã không phát
triển được óc lý luận theo luận lý có tính cách khoa học
dựa trên những ý niệm trừu tượng, mà thường bị các
hình ảnh tâm lý không theo luận lý chi phối cho nên dễ bị
tuyên truyền xách động. Ðiều này khiến cho người Việt
nam dễ bị những lời lẽ mị dân dẫn dắt vào những nhận
định sai lầm, khiến cho không còn nhận thức được đâu
là chân lý thật, để rồi cứ bị vướng mắc vào cái vòng
luẩn quẩn của sự bế tắc, và đành buông xuôi theo cái
lý của kẻ mạnh đang khống chế mình.
3.- LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ KHÔN
Vì ngôn ngữ là
phương tiện để lý luận cho nên ngôn ngữ cũng đóng một
vai trò quan trọng trong việc hình thành lý luận. Muốn lý
luận trong sáng và vững vàng thì ngôn từ phải rõ ràng chính
xác. Nếu ngôn từ lắt léo thì lý luận cũng dễ trở thành
lỏng lẻo, mà tiếng Việt thì lại có đặc tính rất lắt
léo cho nên cái hiện tượng nói đi nói lại cũng là một
sự kiện được coi như là thường tình và hợp lý đối
với người Việt nam. Do đó tục ngữ mới có câu: "Nói đi
cũng phải, nói lại cũng dễ nghe." Vì tính chất cái thì
"phải",
cái thì "dễ nghe" này mà trong phán đoán, những nguyên tắc
luận lý trừu tượng khô khan của lý trí đã bị hy sinh để
nhường chỗ cho những nhận định hoàn toàn chủ quan tùy
theo trạng thái tâm hồn của mỗi người, mỗi lúc. Một ngàn
năm bị người Trung hoa cai trị có làm cho người Việt nam
phải chấp nhận mẫu người quân tử từ quan niệm triết
học Nho gia như mẫu người tiêu biểu cho một xã hội có
kỷ cương, nhưng cái mẫu người ấy cũng đã được dân
tộc Việt nam biến thái đi cho phù hợp với cái triết lý
sống còn của mình:
Quân tử nhất ngôn là quân tử dại
Quân tử nói đi nói nói lại là quân tử khôn
Vì ý thức được
thân phận bé nhỏ và luôn luôn bị kiềm chế nếu không nói
là luôn luôn bị đe dọa tiêu diệt thì muốn được sống
còn, con người Việt nam phải biết khôn ngoan tránh né tất
cả những mối đe dọa từ phía người Trung hoa. Do đó cái
lối lý luận quanh co hay nói đi nói lại như một hình thức
phản kháng sự áp bức hay biện minh cho hành động của mình
để tránh được sự chế tài là một cách biểu lộ thái
độ khôn ngoan của con người. Nhưng cái khôn ngoan chỉ giới
hạn trong phạm vi lý luận quanh co hay nói đi nói lại để
tránh né chứ không biết suy luận để tìm ra cho mình một
chân lý chung để mọi người cùng hành động nên vẫn không
bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của người Tàu để vươn
lên. Ðiều này thể hiện rất rõ trong các câu ca dao và truyện
kể có tính chất châm biếm và phản kháng.
Truyện dân gian
Trạng Quỳnh là cả một rừng thí dụ điển hình cho cái
luận lý con kỳ đà và cách lý luận của người quân tử
khôn. Từ cái kinh nghiệm này, người Việt nam đã đem cái
lý luận của người quân tử khôn áp dụng vào trong mọi
lãnh vực.Về đối ngoại, người Việt nam cũng đã từng
xử dụng rất nhiều lần cái lối vừa đánh vừa đàm hay
vừa công kích vừa cầu thân để đối phó với ngoại bang
mà ngay cả trong phạm vi đối nội, cái lối nói đi nói lại
cũng được các nhà cầm quyền xử dụng để ứng phó với
những sự bất mãn hay chống đối từ phía dân chúng. Riêng
về phương diện này thì người cộng sản Việt nam đã biết
cách khai thác triệt để cái luận lý con kỳ đà và lối
lý luận của người quân tử khôn để nắm chặt lấy quần
chúng và vận dụng quần chúng đấu tranh tiêu diệt đối
lập để đưa dân tộc vào mê hồn trận của chủ nghĩa cộng
sản.
Cũng vì người
Việt nam không lý luận theo kiểu duy lý như người Tây phương
cho nên người Pháp đã từng cai trị Việt nam 80 năm cũng
chưa hiểu được người Việt nam, vì thế mà người Pháp
đã không đạt được một thỏa hiệp với người Việt nam
để giải quyết vấn đề thuộc điạ sau đệ nhị Thế chiến,
do đó mà đã bị sa lầy vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa,
nên rốt cuộc đã mất tất cả.
Người Mỹ cũng
không hiểu cách lý luận của người Việt nam nên ban đầu
đã thờ ơ với cuộc đấu tranh giành độc lập của dân
tộc Việt nam. Sau đó thì vì nguy cơ của cuộc chiến tranh
lạnh với khối Cộng mà Mỹ lại giúp Pháp trong cuộc chiến
tranh xâm lược để mong nhờ tay Pháp ngăn chặn làn sóng đỏ.
Ðến khi Pháp thua trận, người Mỹ buộc phải dùng ông Ngô
đình Diệm để củng cố Miền Nam, nhưng rồi người Mỹ
lại xử dụng một số tướng tá trong quân đội Miền Nam
để lật đổ Tổng thống Diệm khi thấy ông Diệm không đi
đúng đường lối của mình, khiến cho tình hình chính trị
Miền Nam trở thành rối loạn. Rồi cũng vì không hiểu người
Việt nam nên người Mỹ cứ bị lúng túng về chính sách ngăn
chặn làn sóng cộng sản cho nên lại bị sa lầy vào một
cuộc chiến tranh phi nhân và vô vọng với cộng sản Việt nam, để rồi đến khi muốn tháo gỡ thì người Mỹ lại
cũng vì không hiểu cách lý luận của người Việt nam nên
đã bán đứng Miền Nam cho Cộng sản tại bàn hội nghị.
Người Trung hoa
mặc dù đã từng cai trị dân tộc Việt nam một ngàn năm
và một ngàn năm kế tiếp vẫn dùng cái ảnh hưởng văn hoá
của mình để kiềm chế người Việt nam nằm trong qũy đạo
của mình nhưng vẫn chưa hiểu tận tình lối lý luận của
người Việt nam nên Ðặng Tiểu Bình mới có lời kết án
Việt nam là kẻ phản bội để rồi xua quân trừng phạt trong
chiến dịch đánh phá 7 tỉnh biên giới miền bắc của Việt
nam năm 1979.
Ngay cả bây giờ,
khi người Mỹ đòi hỏi phía cộng sản giải quyết vấn đề
tù binh chiến tranh, hay khi người Tây phương đấu tranh với
cộng sản về mặt Nhân quyền, họ vẫn không bao giờ hiểu
được cách lý luận của người Việt nam nên mọi cuộc tranh
luận với người cộng sản Việt nam vẫn luôn luôn gặp khó
khăn bế tắc.
4.- KỲ ÐÀ CẢN MŨI
Năm 1945 toàn dân
Việt nam đã vùng lên làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ
quân chủ phong kiến để thiết lập một xã hội dân chủ,
nhưng sau đó đã bị những người Cộng sản cướp công và
lèo lái đưa dân tộc vào con đường phiêu lưu của một cuộc
đấu tranh sắt máu để thực hiện chủ nghĩa cộng sản,
khiến cho đất nước bị tàn phá và lòng người thì ly tán.
Sau Hiệp Ðịnh
Geneve 1954, người không Cộng sản có được một chỗ đứng
và một cơ hội để xây dựng lại một xã hội dân chủ
tại miền Nam nhưng lại không phát huy được chính nghĩa cho
mình mà còn bị các thế lực ngoại bang chi phối gây chia rẽ, khiến cho hoài bão vẫn không thành mà còn vướng vào
một cuộc chiến tranh tương tàn, để rồi cuối cùng lại
bị chính những người từng được họ coi như là đồng
minh phản bội và bán đứng.
Hơn hai mươi năm
nữa đã qua đi kể từ ngày đất nước thống nhất dưới
chế độ cộng sản, người cộng sản Việt nam cũng chưa
hề mang lại được một tí tự do dân chủ và hạnh phúc
cho dân tộc như lời họ hô hào, chẳng những thế, với cái
lối lý luận thiếu khoa học, họ đã làm cho nền kinh tế
càng ngày càng thêm lụn bại và xã hội ngày càng thêm băng hoại. Cho đến nay chế độ cộng sản trên thế giới đã
bị sụp đổ vì tính chất lỗi thời của một lý thuyết
không tưởng, nhưng người cộng sản Việt nam vẫn chưa cảnh
tỉnh, cứ khư khư ôm lấy cái chủ thuyết lỗi thời và lý
luận quẩn quanh để biện minh cho cái đầu óc hủ lậu và
cố chấp của mình chứ không hề biết lý luận để tìm
ra một giải pháp cho vấn đề chung của dân tộc.
Còn nhìn chung
thì hơn nửa thế kỷ qua, cái khó khăn của những người
không cộng sản là không thể dùng lý luận khoa học để
đấu tranh với cộng sản và tranh thủ nhân tâm vì quần chúng
luôn luôn thờ ơ với tất cả những gì có tính cách duy lý.
Do đó mà người không cộng sản cũng chỉ loanh quanh với
mớ lý luận con kỳ đà khiến cho không bao giờ thống nhất
được tư tưởng để hành động, mà chỉ biết bài bác nhau
để trở thành chia rẽ, từ đó hết bị người cộng sản
lợi dụng thì lại bị các thế lực ngoại bang khuynh loát
cho nên chỉ đi từ thất bại này đến thất bại khác và
cuối cùng đành phải chạy ra nước ngoài làm kẻ lưu vong,
biện bạch cho quá khứ và tiếp tục một số hình thức đấu
tranh rời rạc.
Câu tục ngữ
Việt nam "Kỳ đà cản mũi " thường được dùng để ám chỉ
khi một người muốn tiến hành một công việc theo dự định
thì lại bị một sự cản trở nào đó xuất hiện ngăn cản
khiến cho công việc không tiến hành được. Nếu nhìn vào
lịch sử dân tộc và căn cứ vào những sự kiện nêu trên,
phải chăng chúng ta cũng có thể nói rằng chính cái tinh thần
luận lý con kỳ đà và cái lý luận của người quân tử
khôn này cũng là con "kỳ đà cản mũi " khiến cho con người
Việt nam cứ bám lấy cái thân phận chứ không suy luận tìm
ra được một lối thoát hợp lý cho dân tộc, mặc dù trong
lòng mỗi người đều mang nặng một nỗi niềm tin yêu thiết
tha đối với tiền đồ Tổ quốc.
Nếu chúng ta nhìn
ra bao quát vấn đề thì cũng có thể nói cái lý luận của
người quân tử khôn và luận lý con kỳ đà đã giúp cho dân
tộc Việt nam không bị tiêu diệt hoặc đồng hóa qua suốt
một ngàn năm bị Trung hoa cai trị hay là bị mất gốc khi
phải sống chung đụng với những nền văn hóa khác, nhưng
vì thiếu lý luận hợp lý nên đó cũng là cái điều cản
trở con người Việt nam có thể hợp tác với nhau trên căn
bản thỏa thuận của lý trí một cách hữu hiệu để cùng
xây dựng một xã hội phù hợp với những lý tưởng tự
do dân chủ hầu biến cải xã hội lạc hậu thành một xã
hội tiến bộ khoa học và tiến tới sự hợp tác quốc tế
dựa trên những nguyên tắc bình đẳng của thời đại mới
hiện nay.
Nhiều người
khi nhìn thấy những khủng hoảng tinh thần trong các xã hội
tân tiến đã cho rằng chính cái tinh thần duy lý của Tây
phương đã khiến cho con người cụ thể bị giản lược thành
con người của những ý niệm trừu tượng nên đã đánh mất
luôn cả cái giá trị của con người hiện sinh. Con người
đã bị vong thân trong guồng máy xã hội để trở thành những
công cụ chứ không còn là con người mang một ý nghĩa nhân
bản thực sự. Tuy nhiên nếu con người không dùng lý trí
suy luận theo luận lý để tổ chức xã hội hợp lý và hữu
hiệu thì con người cũng không thể tiến bộ.
ĐOÀN
VĂN KHANH
No comments:
Post a Comment