CHƯƠNG III
Năm đó tôi hầu như không thể gặp Abel Vautier; anh
ta đã đăng lính, trước khi có lệnh gọi nhập ngũ, trong khi tôi bận lo thi
cử và học lại môn tu từ học. Kém Abel hai tuổi nên tôi hoãn việc thi hành
quân dịch cho đến sau khi đã ra trường Sư phạm mà năm nay cả hai chúng tôi
mới vào học.
Chúng tôi sung sướng gặp lại nhau. Sau khi giải ngũ, anh ta đã đi du lịch hơn
một tháng. Tôi lo ngại sẽ thấy anh ta thay đổi; nhưng anh ta chỉ có vẻ già dặn
hơn thôi, và vẫn không mất đi vẻ quyến rũ. Buổi chiều trước ngày khai trường,
trong khi hai đứa chúng tôi đi qua vườn Luxembourg, tôi không nén được nỗi lòng
của mình bèn đem mối tình của mình ra kể hết cho anh ta nghe, tuy rằng anh cũng
đã thừa biết. Ít nhiều gì thì năm đó anh ta cũng đã từng giao tiếp với đàn bà,
nên anh cũng có vẻ hơi hợm hĩnh lên mặt với tôi, nhưng tôi không lấy đó làm điều
bực mình.
Anh ta nói đùa là tôi đã không biết đặt lời cuối, theo kiểu nói của anh ta, mà tiền đề là đừng bao giờ để cho người đàn bà đủ thì giờ trấn tĩnh. Tôi để mặc cho anh ta nói, nhưng riêng mình thì nghĩ rằng những lý luận rất hay của anh ta không có lợi gì cho tôi hay cho Alissa cả, và anh ta chỉ tỏ ra đã không hiểu rõ được chúng tôi.
Anh ta nói đùa là tôi đã không biết đặt lời cuối, theo kiểu nói của anh ta, mà tiền đề là đừng bao giờ để cho người đàn bà đủ thì giờ trấn tĩnh. Tôi để mặc cho anh ta nói, nhưng riêng mình thì nghĩ rằng những lý luận rất hay của anh ta không có lợi gì cho tôi hay cho Alissa cả, và anh ta chỉ tỏ ra đã không hiểu rõ được chúng tôi.
Ngày
hôm sau ngày chúng tôi vào trường, tôi nhận được lá thư sau:
Anh Jérôme yêu dấu,
Em đã suy nghĩ lại rất kỹ về điều anh đề nghị với em (điều tôi đề nghị! gọi
sự đính hôn của chúng tôi như thế đấy!) Em sợ
rằng em quá lớn tuổi hơn anh. Điều này có lẽ anh chưa cảm thấy tại vì anh
chưa có dịp gặp những người đàn bà khác; nhưng em nghĩ đến chuyện sau này em sẽ
phải đau khổ đến thế nào nếu sau khi đã lấy anh rồi, em nhận thấy em không thể
làm hài lòng anh nữa. Chắc là anh sẽ giận lắm khi đọc bức thư này của em; em
tưởng như đang nghe được lời anh phản đối; tuy nhiên em cũng xin anh hãy chờ đợi
cho đến khi anh hiểu đời hơn chút nữa.
Xin anh hiểu cho rằng em nói ra đây là chỉ vì anh thôi, còn riêng em thì em tin
rằng không bao giờ em có thể hết yêu anh.
Alissa
Hết yêu
nhau! Nhưng lẽ nào lại có vấn đề này! Tôi hãy còn ngạc nhiên hơn là buồn rầu,
nhưng vì đầu óc quá đảo lộn nên tôi vội chạy đưa ngay bức thư cho Abel xem.
- Này, cậu
có định giữ im lặng không? Abel vừa nói vừa lắc đầu, mím môi sau khi xem xong lá
thư. Tôi giơ hai tay lên, lưỡng lự và đầy thất vọng.
- Tôi mong
là ít ra cậu cũng không vội trả lời! Khi mình bắt đầu bàn cãi với một người đàn
bà là mình thua người ta rồi… Hãy nghe tôi: bằng cách ngủ lại ở Havre tối thứ
bảy, chúng ta có thể đến Fongueusemare sáng chủ nhật, và trở về đây để vào
trường đi học lớp đầu tiên sáng thứ hai. Từ ngày đi lính đến giờ, tôi chưa gặp
lại bà con của cậu; đó cũng là cái cớ đủ cho chúng ta về thăm và cũng là một
vinh dự cho tôi. Nếu Alissa thấy đó chỉ là một cái cớ thì càng hay! Tôi sẽ lo
tiếp chuyện với Juliette trong khi cậu trò chuyện với chị của nàng. Cậu phải
gắng đừng để tỏ ra mình trẻ con quá... Nói đúng ra, trong chuyện tình của cậu
vẫn còn có chút gì tôi chưa được rõ lắm; cậu chưa kể hết cho tôi nghe... Không
sao! Tôi sẽ tìm hiểu… Nhất là đừng báo trước chúng ta về: phải thình lình để cho
cô em của cậu không có thì giờ phòng bị.
Tim tôi đập thình thịch khi tôi đẩy cánh cổng vườn. Juliette liền chạy ra gặp chúng tôi. Alissa đang bận may vá, chùng chình chưa chịu xuống. Chúng tôi nói chuyện với cậu tôi và cô Ashburton, và cuối cùng thì nàng bước vào phòng khách. Nếu chuyến về đột ngột của chúng tôi có làm nàng bối rối, ít ra nàng cũng biết cách không để lộ ra cho người khác thấy; tôi nghĩ đến lời Abel nói với tôi, và nhận thấy rằng quả đúng là để có thì giờ phòng bị nên nàng mới chùng chình lâu không chịu xuất hiện. Sự vồn vã của Juliette càng làm cho thái độ giữ ý giữ tứ của nàng thêm lạnh lùng. Tôi cảm thấy nàng phản đối chuyến về thăm của tôi; hoặc ít ra cũng tìm cách tỏ sự phản đối qua cái vẻ bề ngoài của mình và tôi không dám tìm đàng sau ấy còn có sự xúc động thầm kín nào mãnh liệt hơn không. Ngồi khá xa chúng tôi, trong một góc phòng, bên cạnh cửa sổ, nàng làm như mải mê thêu thúa, vừa chăm chú vào mũi khâu, vừa mấp máy đôi môi. Cũng may là Abel nói nhiều, bởi vì riêng tôi thì cảm thấy mình không còn đủ sức nói gì cả; và nếu không có những câu chuyện anh ta kể về những năm đi lính và chuyến du lịch, thì chắc hẳn những giờ phút đầu tiên của buổi gặp mặt này sẽ buồn tẻ lắm. Cả cậu tôi cũng có vẻ đặc biệt lo âu.
Tim tôi đập thình thịch khi tôi đẩy cánh cổng vườn. Juliette liền chạy ra gặp chúng tôi. Alissa đang bận may vá, chùng chình chưa chịu xuống. Chúng tôi nói chuyện với cậu tôi và cô Ashburton, và cuối cùng thì nàng bước vào phòng khách. Nếu chuyến về đột ngột của chúng tôi có làm nàng bối rối, ít ra nàng cũng biết cách không để lộ ra cho người khác thấy; tôi nghĩ đến lời Abel nói với tôi, và nhận thấy rằng quả đúng là để có thì giờ phòng bị nên nàng mới chùng chình lâu không chịu xuất hiện. Sự vồn vã của Juliette càng làm cho thái độ giữ ý giữ tứ của nàng thêm lạnh lùng. Tôi cảm thấy nàng phản đối chuyến về thăm của tôi; hoặc ít ra cũng tìm cách tỏ sự phản đối qua cái vẻ bề ngoài của mình và tôi không dám tìm đàng sau ấy còn có sự xúc động thầm kín nào mãnh liệt hơn không. Ngồi khá xa chúng tôi, trong một góc phòng, bên cạnh cửa sổ, nàng làm như mải mê thêu thúa, vừa chăm chú vào mũi khâu, vừa mấp máy đôi môi. Cũng may là Abel nói nhiều, bởi vì riêng tôi thì cảm thấy mình không còn đủ sức nói gì cả; và nếu không có những câu chuyện anh ta kể về những năm đi lính và chuyến du lịch, thì chắc hẳn những giờ phút đầu tiên của buổi gặp mặt này sẽ buồn tẻ lắm. Cả cậu tôi cũng có vẻ đặc biệt lo âu.
Vừa xong
bũa cơm trưa, Juliette khều riêng tôi và kéo tôi ra ngoài vườn. Khi chúng tôi
chỉ còn riêng với nhau, nàng nói:
- Anh có
tưởng tượng rằng có người xin hỏi cưới em không! Cô Félicie vừa viết thư hôm qua
cho ba em để báo cho hay có một chủ trại nho ở Nimes; một đám rất tốt, theo như
dì quả quyết, rằng anh ta cảm em vì có gặp em một đôi lần trong vài đám vũ hội
mùa xuân vừa qua.
- Em có để
ý đến anh chàng chứ, cái ông ấy đấy? Tôi hỏi nàng với cái giọng tự nhiên có ác
cảm đối với anh chàng cầu hôn ấy.
- Vâng, em
có thấy rõ ông ta là ai. Một loại Don Quichotte hiền lành, không học thức, rất
xấu trai, rất tầm thường, khá buồn cười nhưng cô em lại không lấy đấy làm quan
trọng.
- Thế liệu
anh chàng có… may mắn được lọt vào mắt xanh chút nào không? Tôi hỏi với một
giọng chế diễu.
- Ồ kìa,
anh Jérôme, anh đùa đấy chứ! Một gã lái buôn! Nếu anh đã gặp hắn chắc anh sẽ
không nỡ hỏi em câu ấy.
- Còn… cậu
anh thì trả lời như thế nào?
- Cũng
giống như em đã tự trả lời mình: rằng em còn quá nhỏ chưa tính chuyện chồng con
đưọc… Rủi thay, nàng vừa cười vừa nói thêm, cô em lại đề phòng trước câu trả lời
đó: trong phần tái bút cô ấy nói rằng ông Edouard Teissières, đấy là tên của ông
ta, bằng lòng chờ đợi, ông ta chỉ ngỏ lời sớm để “giữ chỗ trước” thôi... thật là
phi lý! Nhưng anh muốn em phải làm sao bây giờ? Em đâu có thể nào nói thẳng với
ông ấy là ông ta quá xấu trai.
- Không,
nhưng mà vì em không muốn lấy một người chủ trại nho.
Nàng nhún
vai:
- Đó là những lý lẽ không bao giờ có chỗ trong ý nghĩ của cô em... Thôi gác chuyện ấy lại. Chị Alissa có viết thư cho anh chứ?
- Đó là những lý lẽ không bao giờ có chỗ trong ý nghĩ của cô em... Thôi gác chuyện ấy lại. Chị Alissa có viết thư cho anh chứ?
Nàng nói
chuyện một cách rất liến thoắng và có vẻ như đang bồn chồn. Tôi đưa cho nàng xem
lá thư của Alissa; nàng đọc và đỏ cả mặt lên. Tôi tưởng như nhận ra được sự tức
tối trong giọng nói của nàng khi hỏi tôi:
- Vậy thì,
bây giờ anh tính sao đây?
- Anh cũng không biết nữa, tôi trả lời. Bây giờ trở về đây, anh mới cảm thấy thà anh viết thư còn dễ dàng hơn và anh tự trách mình đã về như thế này. Em hiểu Alissa muốn nói gì chứ?
- Em hiểu rằng chị Alissa muốn để anh tự do.
- Nhưng mà riêng anh thì anh đâu có cần gì cái tự do của anh? Và em hiểu tại sao chị ấy viết cho anh như thế chứ?
- Anh cũng không biết nữa, tôi trả lời. Bây giờ trở về đây, anh mới cảm thấy thà anh viết thư còn dễ dàng hơn và anh tự trách mình đã về như thế này. Em hiểu Alissa muốn nói gì chứ?
- Em hiểu rằng chị Alissa muốn để anh tự do.
- Nhưng mà riêng anh thì anh đâu có cần gì cái tự do của anh? Và em hiểu tại sao chị ấy viết cho anh như thế chứ?
Nàng đáp:
Không! bằng một giọng cộc lốc đến nỗi tuy không tiên đoán được sự thật nhưng ít
ra từ lúc ấy tôi tin rằng Juliette không thể nào không biết rõ. Rồi đột ngột
quay lưng trở lại lúc chúng tôi đến chỗ rẽ của lối đi, nàng nói:
- Bây giờ
thì anh để mặc em. Không phải vì để nói chuyện với em mà anh đã về đây. Chúng ta
nói chuyện với nhau nãy giờ cũng quá lâu rồi.
Nàng bỏ
chạy vào nhà và một lát sau tôi nghe có tiếng nàng đàn dương cầm. Khi tôi trở
vào phòng khách thì nàng đang nói chuyện với Abel cũng vừa mới trở lại bên nàng,
và nàng vẫn dạo dương cầm, nhưng một cách uể oải, và như là ứng tấu tùy hứng.
Tôi để mặc hai người, trở ra ngoài đi lang thang khắp vườn khá lâu để tìm gặp
Alissa.
Nàng ở tại
cuối vườn cây ăn trái, đang hái dưới chân tường những nụ cúc đầu mùa toả hương
thơm lẫn với mùi lá rụng của hàng cây dẻ gai. Không khí đượm đầy hương vị mùa
thu. Mặt trời không còn đủ sức sưởi ấm những hàng cây dựa ven tường, nhưng bầu
trời thì lại trong trẻo như trời Đông phương. Khuôn mặt nàng đóng khung trong
một chiếc khăn trùm lớn phủ kín gần cả người, chiếc khăn trùm từ xứ Zélande mà
Abel đi du lịch mang về vừa đem tặng nàng và nàng đã vui thích đem ra dùng ngay.
Đầu tiên, nàng không quay lại khi tôi tiến đến gần, nhưng một cái rùng mình khe
khẽ mà nàng không kiềm chế được làm cho tôi biết được nàng đã nhận ra bước chân
của tôi; và thế là tôi cố làm ra cứng rắn, thu hết can đảm để chống đỡ những lời
trách móc và cái nhìn khe khắt của nàng sắp đè nặng lên tôi. Nhưng khi tới đã
khá gần, tôi lại như sợ hãi chậm bước, còn nàng mới đầu vẫn không quay mặt lại
mà vẫn cúi xuống như một đứa bé đang hờn dỗi, đưa tay ra sau về phía tôi, bàn
tay nàng đầy hoa, như mời tôi bước lại. Và rồi trái lại, cứ như là dỡn chơi,
trước cử chỉ ấy, tôi dừng lại, còn nàng cuối cùng cũng quay mặt ra, bước vài
bước về phía tôi, ngẩng mặt lên, và tôi nhìn thấy khuôn mặt rất tươi cười. Như
được cái nhìn cúa nàng rọi sáng tâm hồn, bỗng nhiên tôi thấy như mọi sự lại trở
nên đơn giản, dễ dãi, đến nỗi không cần cố gắng và bằng một giọng không thay đổi,
tôi bắt đầu nói:
- Chính
thư của em khiến anh phải về.
- Em cũng
ngờ thế, nàng nói, rồi chuyển giọng để cho nhẹ bớt sự gay gắt của lời trách móc:
- và đó là điều làm cho em bất bình. Tại sao anh không nhận ra ý nghĩa lời em
nói? Tuy nhiên vấn đề vẫn rất đơn giản... (và thế là bao nhiêu buồn rầu và khó
khăn vốn chỉ có trong tưởng tượng bỗng nhiên cũng không còn nữa trong tâm trí
tôi). Chúng ta đã sung sướng khi sống như thế này rồi và em cũng đã từng nói rõ
với anh điều đó, tại sao anh còn ngạc nhiên thấy em từ chối khi anh đề nghị
chuyện đổi thay với em.
Thật thế,
tôi cảm thấy sung sướng bên cạnh nàng, hoàn toàn sung sướng đến nỗi tư tưởng của
tôi cũng tìm cách làm sao cho không còn khác chút nào với ý nghĩ của nàng, và
tôi cũng đã không còn nguyện ước gì hơn nữa ngoài nụ cười của nàng; được cùng
nàng tay nắm tay cùng dạo bước như thế này trên một con đường ấm áp và đầy hoa.
- Nếu em
muốn… tôi nói một cách trịnh trọng, từ bỏ ngay một lúc mọi hy vọng khác để buông
mình theo hạnh phúc hiện tại, - Nếu em muốn thì chúng ta sẽ không đính hôn. Khi
nhận được thư em anh đã hiểu ra ngay là anh đang hạnh phúc, và cảm thấy như mình
sắp mất hạnh phúc. Thôi! Hãy trả lại cho anh cái hạnh phúc anh đã có; anh không
thể để mất cái hạnh phúc đó được. Anh yêu em đến độ có thể chờ em suốt đời,
nhưng nếu như em hết yêu anh hoặc nghi ngờ tình anh, Alissa ạ, ý tưởng này thì
anh không tài nào chịu nổi.
- Ôi!
Jérôme ạ, em không thể nào còn nghi ngờ được tình anh.
Và giọng
của nàng khi nói những lời ấy với tôi vừa bình thản, vừa buồn rầu; nhưng nụ cười
làm cho nàng rạng rỡ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp thanh khiết đến nỗi tôi cảm thấy xấu
hổ về những nỗi lo sợ và những sự phản đối của mình, bấy giờ tôi hình như mới
nghĩ ra rằng chỉ có những điều trên mới đưa đến cái giọng ẩn chứa nỗi buồn mà
tôi cảm thấy nằm sâu trong tiếng nói của nàng. Không cần chuyển tiếp, tôi bắt
đầu nói về những dự định của mình , việc học hành của mình, và cái nếp sống mới
ở trường mà tôi cho là rất hứa hẹn sẽ mang lại ích lợi cho mình. Trường Sư Phạm
thuở ấy không giống như trường đã trở thành lúc sau này; kỷ luật khá nghiêm nhặt
nhưng chỉ đè nặng trên những tâm hồn biếng nhác hoặc bướng bỉnh; ngược lại, nó
tạo cho kẻ có ý chí học hành dễ dàng cố gắng. Tôi cảm thấy hài lòng là cái thói
quen sống gần như tu hành ấy giữ tôi cách xa cuộc sống bên ngoài, cho dù không
mấy quyến rũ đối với tôi nhưng cũng đủ cho tôi thấy là Alissa có thể sợ chẳng
bao lâu sẽ làm cho tôi tỏ ra đáng ghét. Cô Ashburton vẫn giữ lại căn chung cư ở
Paris mà trước đây từng ở chung với mẹ tôi. Không quen ai ở Paris ngoài bà ta,
thế là Abel và tôi mỗi chủ nhật lại ghé đến thăm bà ta vài giờ; mỗi chủ nhật tôi
viết thư cho Alissa và không có chuyện gì trong cuộc sống hàng ngày của tôi mà
tôi không kể cho nàng biết.
Bây giờ
thì chúng tôi đã ngồi trên cái khung giàn dưa bỏ hoang mà đó đây còn nhô lên
những nhánh dưa chuột lớn nhưng những quả cuối cùng thì cũng đã được hái xong.
Alissa lắng nghe tôi, hỏi tôi, chưa bao giờ tôi thấy nàng lại chăm chú đến sự
dịu dàng cũng như vồn vã trong vẻ trìu mến nhiều hơn. Lo âu, sợ hãi cho đến chút
xáo động nhỏ nhất cũng đều tan biến trong nụ cười của nàng, trong mối thân tình
đẹp đẽ, như sương mù tan trong bầu trời xanh biếc.
Rồi,
Juliette và Abel đến nhập bọn với chúng tôi trên một chiếc ghế dài ở vườn dẻ gai;
chúng tôi cùng vui chơi với nhau phần cuối ngày bằng cách đọc lại quyển Le
Triomphe du Temps của Swinburne, mỗi đứa thay nhau đọc một đoạn.
Chiều xuống.
- Thôi!
Alissa hôn tôi và nói lúc chúng tôi lên đường; giọng nửa như đùa bỡn, nhưng với
cái dáng dấp của một người chị cả mà có lẽ do cách xử sự sơ xuất của tôi đã gợi
cho nàng làm ra thế và nàng đã sẵn lòng làm theo; thôi nhé, Jérôme ạ, hãy hứa là
không còn quá mơ mộng như thế nữa, từ nay…
- À này! Cậu đã đính hôn xong chưa? Abel hỏi vừa khi chỉ còn lai hai chúng tôi một mình.
- À này! Cậu đã đính hôn xong chưa? Abel hỏi vừa khi chỉ còn lai hai chúng tôi một mình.
- Anh Abel
à, chuyện ấy từ nay không còn là vấn đề nữa – tôi trả lời và lập tức nói thêm
với một giọng như muốn chận đứng mọi câu hỏi khác: - Và như thế là tốt nhất.
Chưa bao giờ tôi sung sướng bằng chiều hôm nay.
- Tôi cũng
thế, anh ta nói; rồi thình lình quàng lấy cổ tôi: tôi sắp nói cho cậu nghe một
điều rất là tuyệt diệu, rất là phi thường! Jérôme à, tôi yêu Juliette như điên
cuồng! Hồi năm ngoái tôi cũng đã ngờ ngợ thấy mình yêu; và tôi đã sống trong
tình yêu từ đó, nhưng tôi chưa muốn thố lộ gì với cậu trước khi gặp lại các cô
em của cậu. Bây giờ thì đã xong; đời tôi kể như đã yên.
Tôi yêu,
tôi nói gì đây – tôi đắm say Juliette!
Từ lâu rồi tôi cảm thấy hình như đối với cậu, tôi còn có một thứ tình anh em bạn rể...
Từ lâu rồi tôi cảm thấy hình như đối với cậu, tôi còn có một thứ tình anh em bạn rể...
Rồi vừa
cười, vừa đùa nghịch, anh ta ôm tôi hôn hít, và lăn lộn như trẻ con trên gối đệm
trong toa xe của chuyến tàu đưa chúng tôi về Paris. Lời thú nhận của anh ta làm
cho tôi quá sững sốt, và cảm thấy hơi khó chịu vì cái kiểu pha phách văn chương
trong tình yêu của anh ta; nhưng làm sao mà cưỡng lại được bao nhiêu là hăm hở
và vui sướng?...
- Sau cùng
thế nào? Anh đã tuyên bố với nàng chưa? Tôi cố xen vào giữa cái dòng liên tu bất
tận ấy để hỏi anh ta một câu.
- Nhưng mà
không! nhưng mà không! anh ta nói; tôi không muốn đốt cháy cái chương diễm tuyệt
nhất của thiên tình sử.
"Tuyệt
vời nhất của cuộc tình êm ái,
Không phải là khi nói: anh yêu em...
Không phải là khi nói: anh yêu em...
- Thấy
chưa! Cậu sẽ không trách tôi về điều ấy chứ, cậu xem, chính cậu mới là sư tổ của
sự chậm chạp.
- Nhưng mà cuối cùng thì sao, tôi hơi cáu kỉnh hỏi, anh có nghĩ rằng nàng có, về phía nàng có...
- Nhưng mà cuối cùng thì sao, tôi hơi cáu kỉnh hỏi, anh có nghĩ rằng nàng có, về phía nàng có...
- Bộ cậu
không nhận thấy nỗi bối rối của nàng khi gặp lại tôi sao! Và suốt thời gian
viếng thăm của chúng ta, cái vẻ bồn chồn, những cái đỏ mặt, những lời lẽ rối rít
của nàng! Không, cậu có để ý gì đâu, cố nhiên, bởi vì tâm hồn cậu đã bị Alissa
xâm chiếm mất rồi… Và nàng cứ như muốn hỏi tôi mãi! như muốn uống lấy lời tôi!
Trí thông minh của nàng đã phát triển một cách dữ dội từ một năm nay. Tôi không
hiểu cậu dựa vào đâu mà bảo là nàng không thích đọc sách, cậu cứ tưởng chỉ có
Alissa của cậu mới có cái thú đọc sách à! Nhưng, anh bạn thân yêu của tôi ơi,
những điều nàng hiểu biết thật là lạ lùng! Cậu có biết hai đứa chúng tôi chơi
trò gì trước bữa ăn chiều không? Gắng nhớ lại một đoạn thơ của Dante; mỗi đứa
phải đọc một câu thơ; và nàng đã chỉnh tôi mỗi khi tôi nhầm lẫn. Cậu biết câu
này mà:
Amor
che nella mente mi ragiona
Cậu chưa hề nói cho tôi biết là nàng cũng đã học tiếng Ý.
Cậu chưa hề nói cho tôi biết là nàng cũng đã học tiếng Ý.
Tôi rất
ngạc nhiên đáp:
- Chính tôi cũng không biết điều ấy.
- Chính tôi cũng không biết điều ấy.
- Sao lạ
vậy! Vào lúc bắt đầu cái trò đọc thơ Canzone, nàng nói với tôi rằng chính
cậu đã chỉ cho nàng biết kia mà.
- Có lẽ
nàng đã nghe tôi đọc cho chị nàng vào một lần nàng khâu vá hay thêu thùa gì đó
bên cạnh chúng tôi như nàng vẫn thường làm, nhưng thật là quái lạ, có bao giờ
nàng tỏ ra mình hiểu cái gì đâu!
- Đúng vậy!
Alissa và cậu quá mải mê trong niềm ích kỷ của mìmh. Hai người quá mê đắm trong
tình yêu của mình đến nỗi không còn để ý một tí nào đến sự nảy nở rất đáng khâm
phục của cái khối óc, cái tâm hồn này nữa! Không phải để tự khen mình, nhưng dù
sao thì cũng đến lúc tôi phải tới... Nhưng không, nhưng không, tôi không oán
ghét cậu đâu, cậu thấy chứ; vừa nói anh ta vừa ôm tôi hôn nữa. Có một điều duy
nhất: hãy hứa với tôi đừng nói với Alissa một chút gì về việc nầy cả. Tôi muốn
một mình xoay sở việc mình thôi: Juliette đã yêu tôi, điều ấy chắc chắn và đủ để
cho tôi dám để yên nàng đến kỳ nghỉ hè tới. Tôi còn tính không viết thư cho nàng
từ nay đến ngày ấy. Nhưng kỳ nghỉ Tết này cậu và tôi sẽ cùng trở lại Havre, và
khi ấy...
- Khi ấy
thế nào?
- À thế
này! Alissa sẽ cùng một lúc nghe tin hai cuộc đính hôn của hai đứa mình. Tôi
tính phải làm sao cho mọi việc đều vẹn toàn. Và thế là cậu có hiểu chuyện gì sẽ
xảy ra không? Sự bằng lòng của Alissa mà cậu không có khả năng đòi cho được thì
nay tôi giúp cậu đoạt được bằng cái gương của hai đứa chúng tôi. Chúng tôi sẽ
thuyết phục cho chị ấy hiểu rằng hôn lễ của chúng tôi không thể tiến hành trước
cuộc hôn nhân của hai người...
Anh ta
tiếp tục nói, xổ ra cho tôi hàng tràng thao thao bất tuyệt mãi cho tới khi tàu
đến Paris và cả lúc về đến trường Sư phạm, và mặc dù hai đứa đi bộ từ ga về
trường, và đêm đã khuya, Abel vẫn theo tôi về tận phòng ngủ, ở đó hai đứa tôi
kéo dài câu chuyện cho đến sáng.
Nỗi hân
hoan của Abel phơi bày ra hiện tại và ra cả tương lai. Chưa gì anh ta đã thấy,
và kể ra hai cuộc hôn lễ song song của chúng tôi; tưởng tượng và mô tả sự ngạc
nhiên và niềm vui của mỗi người; và say mê với sự đẹp đẽ của tình yêu của chúng
tôi, của tình bạn của chúng tôi, và vai trò của anh trong các mối tình của tôi.
Tôi đã không cưỡng nổi cái nồng nhiệt bốc đồng của anh ta nên cũng thấy mình
thấm dần và xiêu lòng trước sự quyến rũ của những dự định đầy mộng ảo. Nhờ tình
yêu mà chúng tôi thấy lòng bừng lên những ước vọng cao xa, sự can đảm; vừa tốt
nghiệp xong là hai cuộc hôn nhân của chúng tôi được mục sư Vautier ban phép lành,
cả bốn đứa lên đường du lịch; rồi chúng tôi dấn mình vào những công trình vĩ đại,
mà vợ chúng tôi sẽ là những người hợp tác đắc lực. Abel ít thích nghề đi dạy và
nghĩ là mình có khiếu văn chương, rồi nhờ vào vài quyển sách thành công sẽ kiếm
gấp được nhiều tiền, cái mà anh ta đang thiếu; còn tôi thích nghiên cứu hơn tiền
tài có thể mang lại từ việc học, tôi sẽ chú tâm nghiên cứu môn triết học tôn
giáo mà tôi dự tính viết một thiên sử học về môn nầy... Nhưng có ích lợi gì
không khi nói đến bao nhiêu là hy vọng đó ra đây?
Ngày hôm sau chúng tôi lại
vùi đầu vào việc học hành.
Nguyên tác
La
pote étroite
Tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)
ÐOÀN VĂN KHANH dịch
theo nguyên văn tiếng Pháp
Tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)
ÐOÀN VĂN KHANH dịch
theo nguyên văn tiếng Pháp
No comments:
Post a Comment