- Có thư hả, bác Azan?
- Vâng, thưa ông... thư từ Paris.
- Vâng, thưa ông... thư từ Paris.
Bác phát thư già Azan chất phác này rất hãnh diện thư ấy đến từ Paris... Tôi thì không. Có một cái gì đó bảo cho tôi biết là lá thư từ phố Jean-Jacques của Paris rơi xuống bàn của tôi một cách đột ngột vào lúc sáng sớm như thế này, sắp sửa làm cho tôi phí mất trọn ngày của tôi. Tôi không đoán lầm đâu, nhưng cứ xem thử cái đã:
Bạn phải giúp tôi một việc mới được. Xin
bạn đóng cửa cái cối xay gió của bạn lại một hôm và đi ngay đến Eyguièrea...
Eyguières là một thị trấn lớn cách chỗ bạn ở chừng ba hay bốn dặm, - bằng
một cuốc đi dạo thôi. Khi bạn đến nơi, bạn hãy hỏi thăm tòa nhà Cô nhi viện.
Ngôi nhà đầu tiên sau toà nhà là một ngôi nhà trệt có cửa sổ lá sách màu xám với
một khu vườn nhỏ phía sau. Bạn cứ vào mà không cần gõ cửa, - cửa luôn luôn mở, -
và, trong khi đi vào, bạn hãy nói thật lớn lên: «Xin chào các cụ! Cháu là bạn
của Maurice... »
Lúc ấy, bạn sẽ thấy hai cụ già, ờ! nhưng mà già, già ôi là già, già đến nhăn nheo, từ trong cái ghế bành mà hai cụ đang ngồi dang tay ra đón bạn, và bạn hãy ôm hôn hai cụ giùm tôi bằng tất cả tấm lòng như thể hai cụ là người thân của bạn. Rồi bạn hãy trò chuyện với hai cụ; họ sẽ nói chuyện với bạn về tôi, chỉ toàn chuyện về tôi; các cụ sẽ kể cho bạn nghe hàng ngàn chuyện láu lỉnh mà bạn nghe thôi chớ có cười... Bạn sẽ không cười nhé, chắc chứ?... Đó là ông bà nội của tôi, hai người mà tôi mang ơn suốt đời và họ đã không gặp tôi từ mười năm nay... Mười năm rồi, dài đấy chứ ! Nhưng biết sao bây giờ! tôi thì, Paris níu chân tôi: còn hai cụ thì lại quá lớn tuổi... Hai cụ già đến nỗi nếu hai cụ đến thăm tôi, hai cụ có lẽ sụm dọc đường... May mắn thay, bạn đang sống ở vùng dưới đó, anh bạn thợ xay thân yêu của tôi; và, khi hai cụ ôm hôn bạn, hai cụ già đáng thương cũng sẽ tưởng như đang ôm hôn chính tôi phần nào... Tôi thường hay kể cho hai cụ nghe về tụi mình và tình bạn của chúng mình mà...
Lúc ấy, bạn sẽ thấy hai cụ già, ờ! nhưng mà già, già ôi là già, già đến nhăn nheo, từ trong cái ghế bành mà hai cụ đang ngồi dang tay ra đón bạn, và bạn hãy ôm hôn hai cụ giùm tôi bằng tất cả tấm lòng như thể hai cụ là người thân của bạn. Rồi bạn hãy trò chuyện với hai cụ; họ sẽ nói chuyện với bạn về tôi, chỉ toàn chuyện về tôi; các cụ sẽ kể cho bạn nghe hàng ngàn chuyện láu lỉnh mà bạn nghe thôi chớ có cười... Bạn sẽ không cười nhé, chắc chứ?... Đó là ông bà nội của tôi, hai người mà tôi mang ơn suốt đời và họ đã không gặp tôi từ mười năm nay... Mười năm rồi, dài đấy chứ ! Nhưng biết sao bây giờ! tôi thì, Paris níu chân tôi: còn hai cụ thì lại quá lớn tuổi... Hai cụ già đến nỗi nếu hai cụ đến thăm tôi, hai cụ có lẽ sụm dọc đường... May mắn thay, bạn đang sống ở vùng dưới đó, anh bạn thợ xay thân yêu của tôi; và, khi hai cụ ôm hôn bạn, hai cụ già đáng thương cũng sẽ tưởng như đang ôm hôn chính tôi phần nào... Tôi thường hay kể cho hai cụ nghe về tụi mình và tình bạn của chúng mình mà...
Thật là khốn nạn cho cái tình bạn! Đúng vào buổi sáng hôm ấy
trời lại thật đẹp, nhưng không đáng để đi đường tí nào: quá nhiều gió bấc và
nắng, một ngày tiêu biểu của xứ Provence. Khi lá thư khốn nạn ấy đến, tôi
đã lựa chọn sẵn một chỗ ẩn mình yên ổn giữa hai mỏm đá, và tôi mơ tưởng sẽ nghỉ
ngơi ở đó trọn ngày, giống như một con thằn lằn, để uống ánh sáng, để nghe tiếng
thông reo… Rốt cuộc lại, biết làm sao bây giờ? Tôi vừa đóng cửa cái cối xay gió
vừa càu nhàu, tôi giấu chiếc chìa khóa ở dưới kẽ tường. Rồi cây gậy trong tay,
cái ống điếu, và thế là tôi lên đường.
Tôi đến
Eyguière sau gần hai tiếng đồng hồ. Ngôi làng vắng vẻ, mọi người
làm việc ngoài đồng. Trên những cây du của cái sân trắng xóa bụi, những con ve
sầu kêu râm ran. như giữa cánh rừng. Tuy vậy vẫn có một con lừa đang sưởi nắng
trên quảng trường của tòa xã trưởng, một đàn bồ câu bay trên bồn phun nước của
ngôi nhà thờ, nhưng không một bóng người để chỉ đường cho tôi đến viện mồ côi.
May thay một bà tiên già thình lình xuất hiện trước mắt tôi, và đang ngồi xổm xe
sợi ở trong xó cửa nhà mình. Tôi liền nói với bà ta cái điều tôi muốn tìm; và
dường như bà tiên này cũng rất quyền năng nên bà ta vừa giơ con xe sợi lên chỉ,
lập tức cái Cô nhi viện dựng lên trước mắt tôi như là bởi phép tiên... Đó là một
tòa nhà âm u và đen tối, rất hãnh diện phô trương trên cái cổng vòm cung một cây
thánh giá cũ bằng sa thạch đỏ với mấy chữ la tinh xung quanh. Bên cạnh tòa nhà
ấy tôi nhận thấy có một ngôi nhà nhỏ hơn. Những cánh cửa sổ lá sách màu xám,
mảnh vườn phía sau... Tôi nhận ra ngay lập tức, và tôi bước vào không gõ cửa.
Tôi sẽ thấy lại mãi suốt đời cái hành lang dài mát mẻ và yên
tĩnh, tường sơn màu hồng, và xuyên qua bức mành có màu sáng là mảnh vườn nhỏ
lung linh ở cuối sau, và nhất là những vạt hoa và những đóa hoa héo úa. Tôi cảm
giác hình như là tôi đến nhà của mấy vị pháp quan thời Sedaine... Ở đầu hành
lang về phía trái, qua một cánh cửa mở he hé, người ta nghe có tiếng tích tắc
của một cái đồng hồ tủ đứng lớn và tiếng một đứa trẻ, nhưng là trẻ học trò, đang
đọc sách theo cái kiểu ngừng lại ở từng vần chữ: Bấy.. giờ... thánh... I...
ré... née... la... lên... tôi... là... hạt... giống... của... Thiên ...Chúa...
tôi... phải... bi... nhai... ngấu... nghiến... bởi... răng... của ... những...
con... thú... Tôi nhè nhẹ tiến gần đến cánh cửa này và nhìn vào...
Trong sư yên tịnh và tranh tối tranh sáng của căn phòng nhỏ, một
cụ già phúc hậu có đôi gò má hồng, da dẻ nhăn nheo đến tận đầu ngón tay, đang
ngủ trong chiếc ghế bành, miệng há ra, tay đặt trên đầu gối. Ở dưới chân ông cụ,
một con bé trong y phục màu xanh, - áo chùng lớn và mũ trùm nhỏ, y phục của trẻ
mồ côi, - đọc truyện Hạnh thánh Irénée trong một quyển sách lớn hơn cả con
bé...
Bài đọc mầu nhiệm này đã tác động lên tất cả nhà. Cụ già ngủ
trong cái ghế bành, những con ruồi trên trần nhà, những con chim yến ở trong
chuồng tận dưới kia trên chiếc cửa sổ. Chiếc đồng hồ lớn buông đều tích tắc,
tích tắc. Trong toàn căn phòng chỉ có mỗi giải ánh sáng lớn rơi thẳng và trắng
sáng giữa các cửa chớp đóng là linh động với những tia lấp lánh và những sự luân
chuyển li ti... Giữa cái khung cảnh êm ả chung của mọi vật, đứa bé tiếp tục đọc
với một vẻ nghiêm trọng: tức... thì... hai...con... sư... tử... nhào...
tới... trên... nó... và... cắn... xé... nó... Ngay lúc đó thì tôi bước
vào... Những con sư tử của thánh Irénée có nhào vô phòng lúc đó cũng không gây
ra sự sợ hãi bằng tôi. Thật là một màn giật gân thực sự! Đứa bé la lên một
tiếng, quyển sách lớn rơi xuống, những con chim yến, con ruồi cùng thức giấc,
chiếc đồng hồ gõ giờ, cụ già choàng tỉnh dậy, tất cả hớt hải, và ngay cả tôi,
hơi một chút bối rối, cũng khựng lại trên ngưỡng cửa trong khi la thật lớn:
- Xin chào các cụ! cháu là bạn của Maurice.
Ôi! phải chi bạn nhìn thấy cụ già đáng thương lúc ấy, phải chi
bạn nhìn thấy được cụ già đi đến chỗ tôi giang tay ôm lấy tôi, siết tay tôi, rồi
vừa chạy lăng xăng trong phòng vừa kêu lên:
- Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi!...
Tất cả các nếp nhăn của ông cụ như tươi trẻ ra. Cụ đỏ mặt. Cụ
lắp bắp:
- Ồ! quý hóa quá... ồ! quý hóa quá...
Rồi ông cụ vừa đi về phía cuối phòng vừa gọi :
- Mamette à!
Một cánh cửa chợt mở ra, và có tiếng chạy lắt nhắt như chuột
trong hành lang... đó là Mamette. Không còn gì xinh hơn bà cụ già nhỏ người này
với cái mũ trùm có vành, chiếc áo dòng nữ tu và chiếc khăn tay thêu mà cụ cầm
nơi tay để chào mừng tôi, theo kiểu cách xưa... Điều mủi lòng! cả hai cụ đều
giống nhau. Với một cái áo dài và cái vành mũ màu vàng là cụ ông có lẽ cũng tự
gọi mình là Mamette được luôn. Duy chỉ có điều Mamette thực có lẽ đã khóc quá
nhiều trong đời, và cụ bà còn nhăn nheo nhiều hơn cụ ông. Cũng giống như cụ ông,
cụ bà cũng có bên cạnh mình một con bé của viện mồ côi, đứa bé hầu trong bộ áo
chùng màu xanh, không bao giờ rời bà cụ. Và khi nhin thấy các cụ già được chăm
sóc bởi những trẻ mồ côi này là cái điều không còn gì cảm động hơn mà người ta
có thể hình dung ra.
Vừa mới bước vào, Mamette bắt đầu tiếp tôi bằng cái kiểu rất
lịch thiệp, nhưng chỉ một tiếng nói của ông cụ đã đủ phá tan cái cung cách lịch
thiệp của bà cụ:
- Đó là bạn của Maurice…
Ngay lập tức bà cụ run rẩy, khóc lóc, đánh rơi chiếc khăn tay,
mặt ửng lên, hoàn toàn đỏ, còn đỏ hơn cả ông cụ... Đúng là các cụ già! trong
huyết quản không còn bao nhiêu máu, nhưng chỉ cần một chút xúc động là máu đã
dồn lên mặt...
- Nhanh lên, nhanh lên, mang ghế lại... bà cụ bảo đứa bé hầu của
bà.
- Mở các cửa sổ ra..., ông cụ la lên với đứa trẻ hầu của mình.
Và rồi mỗi người nắm lấy một tay tôi và vừa chạy lúp xúp vừa dẫn
tôi tới bên cửa sổ đã mở toang để nhìn tôi cho rõ hơn. Họ kéo mấy chiếc ghế bành
lại, còn tôi ngồi giữa hai cụ trên một cái ghế xếp, mấy đứa nhỏ áo xanh đứng
đàng sau chúng tôi, và cuộc hỏi han bắt đầu :
- Nó có khoẻ không? Nó làm thứ gì? Tại sao nó không đến? Nó có
hài lòng với cuộc sống không?... Và rồi hết chuyện nọ xọ chuyện kia, cứ như thế
mà kéo dài hàng giờ.
Phần tôi thì cố gắng trả lời hết sức mình mọi câu hỏi của các
cụ, nói cho hai cụ mọi chi tiết về bạn tôi mà tôi biết, bịa trắng trợn những gì
tôi không biết, và nhất là không hề dám thú nhận là tôi chưa bao giờ để ý là cửa
sổ phòng bạn tôi có đóng kỹ không hoặc giấy dán tường phòng bạn tôi màu gì.
- Giấy dán tường của bạn ấy à!... Nó màu xanh, thưa cụ, màu xanh
sáng, với các dây hoa trang trí...
- Thật chứ? bà cụ nói một cách an lòng; và bà cụ quay về ông
chồng mình nói thêm: Đúng là một thằng cháu ngoan!
- Ừ! ừ, đúng là một thằng cháu ngoan, ông cụ lặp lại với vẻ hân
hoan.
Và suốt thời gian tôi nói chuyện, giữa hai cụ hay có những cái
lắc đầu với nhau, những cái mỉm cười nho nhỏ, những cái nháy mắt, cái vẻ chăm
chú nghe, hoặc nữa, ông cụ xích lại gần tôi để nói :
- Hãy nói lớn hơn... Bà ta hơi lãng tai.
Và về phần bà cụ thì:
- Nói lớn hơn chút nữa, già xin cháu !... Ông ấy nghe không rõ
lắm đâu...
Bấy giờ tôi bèn cất giọng lớn lên; và cả hai mỉm cười cám ơn
tôi; và trong cái mỉm cười héo hắt đang nghiêng về phía tôi đó, hai cụ đang tìm
kiếm tận đáy mắt tôi hình ảnh thằng cháu Maurice của họ, còn tôi thì rất cảm
động khi nhìn thấy lại cái hình ảnh như mơ hồ, như xa xăm, nhạt nhòa, gần như
không cảm nhận được này, như thể tôi nhìn thấy bạn tôi mỉm cười với tôi, từ nơi
xa xôi, trong một màn sương mù.
Thình lình, ông cụ choàng dậy khỏi ghế :
- Nhưng mà Mamette à, tôi nghĩ... có lẽ nó chưa ăn sáng!
Và cụ bà Mamette hốt hoảng, đưa tay lên trời :
- Chưa ăn sáng sao!... Lạy Chúa tôi!
Tôi tưởng là họ còn đang nói về Maurice, và tôi sắp sửa trả lời
là anh chàng ấy không bao giờ đợi tới giữa trưa mới ăn sáng. Nhưng không, chính
là họ đang nói về tôi; và phải nhìn xem mới thấy hai cụ khoa tay múa chân cỡ nào
khi tôi thú nhận là tôi chưa dùng bữa.
- Dọn ăn nhanh lên, mấy đứa nhỏ! Đặt bàn giữa phòng ấy, lấy tấm
khăn bàn dùng cho ngày chủ nhật, đem những chiếc dĩa hoa ra! Và chúng ta nữa,
xin tất cả đừng cười nhiều quá như thế! và chúng ta hãy nhanh lên...
Tôi nghĩ là họ vội vã thật. Chỉ trong khoảng thời gian vừa đánh
vỡ mất ba chiếc dĩa thì bữa ăn cũng đã bày biện xong.
- Một bữa ăn sáng ngon lành! Bà cụ Mamette nói với tôi trong khi
đưa tôi lại bàn ăn; cháu dùng một mình nhé, chỉ mình cháu thôi... Chúng tôi ấy
à, chúng tôi đã ăn từ hồi sáng rồi.
Tội nghiệp mấy cụ già! vào giờ nào người ta ăn, các cụ đều đã ăn
buổi sáng rồi. Buổi điểm tâm ngon của bà cụ Mamette, đó là hai lóng tay sữa,
những quả chà là và một cái bánh ba két, vài thứ gì đó như bánh nhúng. ngần ấy
thứ đủ nuôi dưỡng bà cụ và mấy con chim yến của cụ ít ra cũng một tuần... Và
phải nhìn nhận là chỉ một mình tôi thôi, tôi đã ăn hết sạch những thực phẩm
này!... Cũng như có một vẻ phẫn nộ thế nào ấy xung quanh cái bàn ăn! Hình như
mấy đứa bé áo xanh thì thầm trong khi hích cùi chỏ cho nhau, và tuốt dưới kia,
trong tận chiếc chuồng của chúng, hình như mấy con chim yến cũng có vẻ như bảo
nhau: «Thôi rồi! cái ông đó ăn hết nguyên cả cái bánh ba két!»
Thực thế, tôi đã ăn hết sạch, và gần như tôi không nhận thấy
điều đó, vì còn mãi bận tâm nhìn xem xung quanh tôi trong căn phòng sáng sủa và
êm ả này, nơi phảng phất một mùi hương của những cái cổ kính... Trên hết, có hai
cái giường nhỏ mà tôi không thể rời mắt mình ra được. Hai chiếc giường này mà
sáng nay trong cảnh sáng mờ mờ tôi ngỡ như là những chiếc nôi, khi chúng hãy còn
được che phủ bằng những tấm màn có viền lớn. Tiếng đồng hồ gõ ba giờ. Đây là giờ
các cụ già thức dậy:
- Bà ngủ à, Mamette ?
- Không, ông ạ.
- Maurice là một thằng bé ngoan đấy chứ nhỉ?
- Ừ! vâng, đó là một đứa bé ngoan.
Và tôi đã tưởng tượng ra cả một câu chuyện như thế, chỉ vì đã
nhìn thấy hai cái giường nhỏ của người già đặt cái này bên cạnh cái kia.
Trong lúc ấy, một tấn kịch kinh khủng đang diễn ra ở đằng cuối
căn phòng, trước cái tủ đựng đồ. Đó là phải làm sao vói tới trên cao kia, trên
ngăn chót, để lấy cái hũ trái đào ngâm rượu nào đó đã đợi chờ Maurice từ mười
năm nay và người ta muốn mở hàng nó cho tôi.
Mặc dù đã có những lời năn nỉ của bà cụ Mamette, ông cụ vẫn khư
khư tự mình đi lấy hũ trái đào; và, leo lên đứng trên chiếc ghế, ông cụ cố vươn
lên trên cao trong sự lo sợ của bà cụ… Bạn thử nhìn xem cái cảnh thế này đây,
ông cụ già thì run rẩy và cố rướn mình lên, mấy đứa bé áo xanh thì đeo nơi ghế
ông cụ, còn bà cụ Mamette ở phía sau ông cụ thì thở hổn hển, hai tay đưa ra, và
trên tất cả những thứ ấy là một mùi thơm cam nhẹ nhàng tỏa ra từ trong cái tủ
mở và những chồng khăn vải màu đỏ hung.. Thật là đáng yêu.
Cuối cùng, sau nhiều lần cố gắng, ông cụ cũng đã lôi ra được từ
trong tủ cái lọ nổi danh, và cùng với cái lọ là một một cái ly cũ bằng bạc đã
móp méo, cái ly của Maurice khi hắn hãy còn bé. Họ lấy đào đầy ắp đến miệng ly
cho tôi; Maurice hảo món đó lắm, cái món trái đào đó! Và trong khi lấy cho tôi
ăn, ông cụ nói vào tai tôi với một vẻ thèm thuồng:
- Cháu à, cháu thật là may mắn lắm đó, cháu được ăn nó!... Chính
tay bà nhà tôi đã làm đó... Cháu sắp được ăn một món ngon thật là ngon.
Hỡi ôi! bà cụ nhà của cụ ta đã làm nó, nhưng bà cụ lại quên bỏ
đường. Biết làm sao bây giờ? Người ta trở nên đãng trí khi về già. Cụ Mamette ạ,
cái món trái đào thật là kinh khủng, cái món đào của cụ đó, cụ Mamette đáng
thương của tôi... Nhưng điều ấy không ngăn cản tôi ăn cho đến hết, không hề nhăn
mặt.
Xong bữa ăn, tôi đứng dậy để cáo từ hai cụ chủ nhà. Các cụ còn
muốn giữ tôi ở lại một chút nữa để nói về thằng cháu ngoan của hai cụ, nhưng
chiều đã xuống, cối xay gió thì xa, phải đi thôi.
Cụ ông đứng dậy cùng một lượt với tôi.
- Mamette à, mang áo khoác lại cho tôi!... Tôi muốn đưa tiễn cậu
ta tới quảng trường.
Chắc chắn là tự thâm tâm, bà cụ Mamette cũng thấy là trời đã mát
một chút để đưa tiễn tôi ra tận quảng trường; nhưng bà cụ không để lộ điều đó
ra. Duy có điều trong khi bà cụ giúp ông cụ xỏ tay vào áo, một cái áo đẹp màu
thuốc lá Tây ban nha với nút bằng xà cừ, tôi nghe bà cụ thân yêu nói với ông ta
một cách dịu dàng:
- Ông sẽ không về muộn đấy chứ, có phải vậy không ?
Và ông cụ đáp với một vẻ hơi hóm hỉnh:
-Hề! Hề!... tôi không biết nữa... có lẽ...
Tận đàng kia, họ nhìn nhau cười, và mấy đứa bé áo xanh cười khi
thấy họ cười, và, trong góc của mình, những con chim yến cũng cười theo cách của
chúng... Tôi nghĩ là trong chúng tôi, cái mùi thơm của trái đào đã làm cho tất
cả ngà ngà say.
... Chiều đã xuống khi chúng tôi, ông cụ và tôi, ra khỏi nhà,.
Con bé áo xanh đi theo chúng tôi xa xa để dẫn ông cụ về, nhưng ông cụ không nhìn
thấy, và ông cụ rất hãnh diện bước đi bên tay tôi như một người đàn ông. Mamette
từ ngưỡng cửa nhà mình hân hoan nhìn thấy điều ấy, và trong khi nhìn chúng tôi,
bà cụ đã có những cái khẽ lắc đầu như muốn nói: «Lúc nào cũng thế, ông lão tội
nghiệp của tôi!... ông ta còn đi được mà.»
Nguyên tác:
LES VIEUX
[LETTRES DE MON MOULIN]
Tác giả ALPHONSE DAUDET [1840-1897]
[LETTRES DE MON MOULIN]
Tác giả ALPHONSE DAUDET [1840-1897]
ÐOÀN VĂN KHANH dịch
No comments:
Post a Comment