I
Vào
năm mười tám tuổi, tôi được gia đình gửi gắm cho đi theo một người cô
mà công việc làm ăn đòi hỏi nên phải đi với chồng đến Toscane. Đây là
một cơ hội để cho tôi được đi du lịch và kéo mình ra khỏi sự nhàn cư vi
bất thiện ở trong ngôi nhà của cha mẹ và cuộc sống ở các tỉnh lẻ, nơi mà
các đam mê đầu tiên của tâm hồn thường dễ hư hỏng vì thiếu hoạt động.
Tôi đi với niềm hân hoan của một thằng bé sắp thấy bức màn che phủ những
cảnh trí huy hoàng của thiên nhiên và cuộc sống đưoc vén lên.
Dãy
núi Alpes mà từ thời thơ ấu trên đỉnh đồi Milly tôi đã nhìn thấy lấp
lánh tuyết thiên niên ở xa tận cuối chân trời; biển mà những du khách và
các nhà thơ đã ném vào trong tâm trí của tôi rất nhiều hình ảnh sống
động; bầu trời nước Ý mà có thể nói là tôi đã từng ao ước sự ấm áp và vẻ
thanh tịnh trong các trang sách của Corinne và trong những câu thơ của
Goethe:
Bạn có biết nơi này đất nở hoa sim?
những đền đài còn đứng trơ vơ của thời cổ La Mã mà những sự tìm hiểu mới đây của tôi đã lấp đầy tâm trí tôi; và sau hết là sự tự do; sự cách trở tạo thêm sức quyến rũ cho những sự vật xa xôi; những cuộc phiêu lưu với những biến cố này nọ của những chuyến đi đường dài mà trí tưởng tượng của tuổi trẻ dự kiến, được kết hợp theo ý mình và thưởng thức trước sự thú vị; sự thay đổi ngôn ngữ, những khuôn mặt, các tập tục dường như mở mang trí óc vào một thế giới mới, tất cả những thứ đó đã ám ảnh tâm trí tôi. Tôi đã sống với một trạng thái say mê liên tục trong thời gian dài chờ đợi trước ngày khởi hành. Những cảnh huy hoàng của thiên nhiên ở Savoie, ở Thụy Sĩ, trên Hồ Genève, trên các giải băng hà ở Simplon, ở hồ Côme, ở Milan và ở Florence càng khơi lại sự mê say này hàng ngày cho đến khi tôi trở về mới thôi.
Bạn có biết nơi này đất nở hoa sim?
những đền đài còn đứng trơ vơ của thời cổ La Mã mà những sự tìm hiểu mới đây của tôi đã lấp đầy tâm trí tôi; và sau hết là sự tự do; sự cách trở tạo thêm sức quyến rũ cho những sự vật xa xôi; những cuộc phiêu lưu với những biến cố này nọ của những chuyến đi đường dài mà trí tưởng tượng của tuổi trẻ dự kiến, được kết hợp theo ý mình và thưởng thức trước sự thú vị; sự thay đổi ngôn ngữ, những khuôn mặt, các tập tục dường như mở mang trí óc vào một thế giới mới, tất cả những thứ đó đã ám ảnh tâm trí tôi. Tôi đã sống với một trạng thái say mê liên tục trong thời gian dài chờ đợi trước ngày khởi hành. Những cảnh huy hoàng của thiên nhiên ở Savoie, ở Thụy Sĩ, trên Hồ Genève, trên các giải băng hà ở Simplon, ở hồ Côme, ở Milan và ở Florence càng khơi lại sự mê say này hàng ngày cho đến khi tôi trở về mới thôi.
Công
việc làm ăn đưa đẩy người cô đồng hành của tôi đến Livourne kéo dài vô
thời hạn ở đây nên họ đã tính chuyện đưa tôi về lại Pháp mà không đi xem
Rome và Naples. Điều này chẳng khác nào rứt bỏ giấc mơ của tôi khi tôi
sắp nắm bắt được. Tôi thấy trong lòng nổi lên sự cưỡng lại cái ý nghĩ
như vậy nên đã viết ra trong thư gửi cho cha tôi để xin phép được tiếp
tục chuyến du lịch ở Ý một mình, và không chờ đợi câu trả lời mà tôi
không mấy hy vọng được như sở nguyện, tôi quyết định thực hiện trước sự
bất tuân bằng hành động. "Nếu sự cấm đoán đến, tôi nghĩ, nó sẽ đến quá
muộn. Tôi sẽ bị khiển trách, nhưng tôi sẽ được tha thứ; tôi sẽ trở về,
nhưng tôi đã được nhìn thấy". Tôi xem xét lại khoản tiền nong rất hạn
hẹp của mình, nhưng tôi tính toán rằng tôi đã có một người bà con bên mẹ
có cơ sở làm ăn tại Naples, và ông ta chắc sẽ không nỡ từ chối tôi một
số tiền để trở về. Tôi khởi hành từ Livourne vào một đêm đẹp trời bằng
chuyến xe thư đi Rome.
Tôi
trải qua mùa đông một mình tại đây trong một căn phòng nhỏ ở một con
phố tối tăm dẫn đến công trường Espagne, trong ngôi nhà của một họa sĩ
người La Mã đã cho tôi ở trọ trong gia đình. Vẻ mặt của tôi, tuổi trẻ
của tôi, sự hân hoan của tôi, sự lẻ loi của tôi giữa một xứ xa lạ, đã
gợi lên sự chú ý của một người trong số những người khách đồng hành trên
con đường từ Florence đến Rome. Anh ta đã bất ngờ kết thân với tôi. Đó
là một thanh niên đẹp trai gần trạc tuổi tôi. Anh ta có vẻ là con trai
hoặc cháu trai của ca sĩ nổi tiếng David đang là ca sĩ giọng nam bổng
đầu tiên của các nhà hát ở Ý lúc bấy giờ. David cũng đi du lịch với
chúng tôi. Đó là một người đàn ông đã luống tuổi. Ông ta sắp trình diễn
lần cuối cùng tại nhà hát Saint- Charles ở Naples.
Ông
David coi tôi như một người con và anh thanh niên đồng hành thì tỏ ra
rất ân cần và tử tế đối với tôi. Tôi cũng đáp lại sự làm thân này bằng
cách chiều mình theo với cái vẻ ngây ngô của tuổi mình. Chúng tôi chưa
đến Rome mà người bạn đồng hành và tôi đã thấy khắng khít nhau không thể
tách rời. Vào thời đó, các xe thư muốn đi từ Florence đến Rome không
thể nào chạy dưới ba ngày. Trong các hàng quán ven đường, người bạn mới
của tôi là thông dịch viên của tôi; ngồi vào bàn ăn, anh ta lo cho tôi
đầu tiên, trong xe, anh ta sắp cho tôi chỗ tốt nhất bên cạnh anh ta, và
nếu tôi ngủ quên, tôi chắc chắn là đầu của tôi đã có vai anh ta làm gối
cho mình dựa.
Khi
phải xuống xe tại những đoạn xe phải leo lên những con dốc dài của các
ngọn đồi ở Toscane hay ở Sabine, anh ta cùng xuống với tôi, cắt nghĩa
cho tôi nghe về nơi chốn đang đi qua, nói cho tôi biết tên của các thành
phố, chỉ cho tôi thấy những đền đài. Anh ta còn hái cả những cánh hoa
đẹp và mua những quả sung và nho xinh ngon trên đường và bỏ vào bàn tay
và chiếc mũ của tôi đầy trái cây. Ông David nhìn xem cảnh này với vẻ hài
lòng về mối cảm tình mà người trai đồng hành của mình dành cho người
bạn trẻ xa lạ. Đôi khi họ mỉm cười với nhau trong khi nhìn tôi với vẻ
hiểu biết, tế nhị và hiền từ.
Đến
Rome vào ban đêm, tôi tự nhiên cũng ghé xuống cùng một quán trọ với họ.
Người ta đưa tôi đến phòng của tôi. Tôi chỉ thức dậy khi có tiếng của
người bạn trẻ của tôi gõ cửa phòng rủ tôi đi ăn điểm tâm. Tôi vội vàng
thay quần áo và đi xuống căn phòng nơi các du khách hội họp. Tôi đi bắt
tay người thanh niên bạn đồng hành của mình và tôi đang đưa mắt tìm anh
ta giữa đám thực khách một cách vô ích thì một tiếng cười chung chung rộ
lên trên tất cả các khuôn mặt. Thay vì con trai hoặc cháu trai của ông
David, tôi lại thấy bên cạnh ông ta là một khuôn mặt duyên dáng của một
cô gái trẻ La mã ăn mặc một cách thanh lịch và tóc đen tuyền, bện thành
vòng quanh trán và được ghim lại ở phía sau bằng hai cây trâm dài bằng
vàng đầu có gắn ngọc trai, giống như những người nông dân ở Tivoli ngày
nay vẫn còn đeo. Đó chính là người bạn của tôi mà khi đến Rome, đã xuất
hiện trở lại với trang phục và giới tính của mình.
Lẽ
ra tôi phải nghi ngờ cái vẻ dịu dàng nơi đôi mắt cô ta và nét duyên
dáng trong nụ cười của cô ta. Nhưng tôi lại không có chút ngờ vực nào.
"Trang
phục không làm thay đổi tâm hồn, cô gái La Mã xinh đẹp đỏ mặt bảo tôi;
chỉ có bạn sẽ không còn dựa trên vai tôi mà ngủ nữa, và thay vì được
nhận những đóa hoa từ tay tôi, thì chính bạn mới là người sẽ tặng hoa
cho tôi. Cuộc phiêu lưu này sẽ dạy bạn về sau này đừng tin vào cái vẻ bề
ngoài là tình bạn mà người ta có thể tỏ ra đối với bạn, điều này nhiều
khi có thể lại là một cái gì khác."
Cô
ta là một ca sĩ, học trò và cũng là đệ tử ưu ái của David. Người ca sĩ
già dẫn cô ta theo khắp nơi với ông ta cho nên đã cho cô ta cải trang
như một người nam để tránh những sự dòm ngó dọc đường. Ông ta cư xử với
cô ta như một người cha hơn là một người giám hộ, và không hề ganh tị
chút nào về những sự thân mật dịu dàng và thơ ngây mà chính ông ta đã để
cho tự hình thành giữa chúng tôi.
II
David và cô học trò của ông ta đã lưu lại vài tuần ở Rome.
Ngay hôm sau ngày chúng tôi đến đây, cô ta lại tiếp tục mặc trang phục nam giới và dẫn tôi đến thăm đền thánh Phê-rô đầu tiên, sau đó đến thăm đấu trường Colisée, đến Frascati, đến Tivoli, đến Albano; nhờ vậy mà tôi đã tránh được cái mệt mỏi phải nghe sự lặp đi lặp lại tẻ nhạt của các hướng dẫn viên có ăn lương đem cái xác chết của Rome ra mổ xẻ, và, trong khi xổ cái bài kinh nhật tụng buồn tẻ về những tên tuổi và ngày tháng lên các ấn tượng của bạn, đã ám ảnh tư tưởng bạn và làm cho cái cảm giác về những sự vật đẹp của bạn bị lạc hướng. Camilla tuy không được học rộng, nhưng nhờ sinh ra tại Rome, cô ta biết do bản năng các cảnh đẹp và những công trình vĩ đại đã từng gây ấn tượng cho cô ta từ thời thơ ấu của mình.
Ngay hôm sau ngày chúng tôi đến đây, cô ta lại tiếp tục mặc trang phục nam giới và dẫn tôi đến thăm đền thánh Phê-rô đầu tiên, sau đó đến thăm đấu trường Colisée, đến Frascati, đến Tivoli, đến Albano; nhờ vậy mà tôi đã tránh được cái mệt mỏi phải nghe sự lặp đi lặp lại tẻ nhạt của các hướng dẫn viên có ăn lương đem cái xác chết của Rome ra mổ xẻ, và, trong khi xổ cái bài kinh nhật tụng buồn tẻ về những tên tuổi và ngày tháng lên các ấn tượng của bạn, đã ám ảnh tư tưởng bạn và làm cho cái cảm giác về những sự vật đẹp của bạn bị lạc hướng. Camilla tuy không được học rộng, nhưng nhờ sinh ra tại Rome, cô ta biết do bản năng các cảnh đẹp và những công trình vĩ đại đã từng gây ấn tượng cho cô ta từ thời thơ ấu của mình.
Cô
ta đã dẫn cho tôi đi xem mà không cần phải suy nghĩ những nơi đẹp nhất
vào những thời điểm tốt nhất để chiêm ngưỡng những di tích của thành phố
cổ: vào buổi sáng, dưới những tàng thông tại các mái vòm lớn của vườn
Monte Pincio; vào ban đêm dưới những cái bóng đồ sộ của dãy cột đền
Thánh Phêrô; dưới ánh trăng trong vòng tường câm lặng của đấu trường
Colisée; trong những ngày mùa thu đẹp trời, tại Albano, tại Frascati và
tại đền thờ của Sibylle đầy tiếng vang dội và hơi nước nhỏ ròng ròng của
những cái thác nước của Tivoli. Cô ta vui vẻ và đùa nghịch như một bức
tượng của Tuổi trẻ đời đời ở giữa những tàn tích của thời gian và sự
chết. Cô ta đã nhảy múa trên khu lăng mộ của Cecilia Metella, và trong
khi tôi ngồi mơ mộng trên một tảng đá thì cô ta cất cao cái âm thanh
ngân vang của giọng hát hý viện của mình nơi các vòm hầm cung điện của
Dioclétien.
Buổi
tối chúng tôi quay trở lại thành phố, trong xe đầy hoa và những mảnh vỡ
của các bức tượng, gặp lại ông già David mà công việc buộc ông lưu lại ở
Rome, và ông ta dẫn chúng tôi đến ngồi trong lô của ông ta tại nhà hát
để kết thúc qua một ngày. Cô ca sĩ chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, không tỏ ra
có tình cảm nào khác hơn tình cảm bạn bè có phần dịu dàng. Tôi thì quá
nhút nhát để tự mình bày tỏ những tình cảm khác; ngay cả không cảm thấy
có tình cảm nào khác, mặc dù tuổi trẻ của tôi và sắc đẹp của cô ta. Bộ
trang phục nam giới của cô ta, sự thân mật đầy nam tính của cô ta, cái
âm thanh đàn ông trong giọng nói của một người có giọng nam trầm và
phong cách tự do của cô ta tạo cho tôi một ấn tượng như chỉ còn nhìn
thấy nơi cô ta một người đàn ông trẻ đẹp trai, một người bạn đồng sở
thích và một người bạn thân.
III
Khi
Camilla đã đi rồi, tôi hoàn toàn một mình ở Rome mà không hề có một lá
thư gửi gắm nào, cũng không có một chỗ quen biết nào khác ngoài mấy nơi
phong cảnh, đền đài, và những di tích đổ nát mà Camilla đã giới thiệu
cho tôi. Người họa sĩ già cho tôi ở trọ trong nhà không bao giờ rời
xưởng vẽ của mình ngoại trừ khi đi lễ ngày chủ nhật với vợ và con gái,
một cô gái trẻ tuổi mới mười sáu nhưng cũng siêng năng như ông ta. Nhà
của họ cũng giống như một kiểu tu viện, nơi mà công việc của người nghệ
sĩ chỉ bị gián đoạn bởi bữa ăn thanh đạm và giờ đọc kinh cầu nguyện.
Buổi
chiều khi các tia sáng cuối cùng của mặt trời đã tắt bên ngoài những
cánh cửa sổ của căn phòng trên cao của người họa sĩ nghèo, và các chuông
của những tu viện lân cận vang lên điệu kinh Kính mừng Maria như một sự
từ giã hài hòa ban ngày tại Ý, thì sự thư giãn trong gia đình chỉ là
cùng nhau lần hạt và vừa đọc vừa hát các bài kinh thường nhật cho đến
khi tiếng đọc kinh yếu dần vì buồn ngủ tắt lịm thành một điệu thì thầm
mơ hồ và đơn thuần tương tự như âm thanh của sóng yếu dần trên một bãi
biển nào đó, nơi mà gió cũng lặng theo với ban đêm.
Tôi
yêu cái cảnh yên tĩnh và thành kính của buổi tối kiểu này, nơi mà ba
linh hồn hướng lên trời để kết thúc cho một ngày làm việc bằng bài ngợi
ca này hầu cho ngày được yên nghỉ. Điều này đưa tôi trở về với kỷ niệm
trong nhà của cha mẹ mình, nơi mà mẹ chúng tôi cũng tụ tập chúng tôi vào
buổi tối để đọc kinh cầu nguyện, đôi khi trong phòng của mình, đôi khi
trên những lối đi trải cát trong khu vườn nhỏ trên đồi Milly, trong chút
tia sáng cuối cùng của hoàng hôn. Tìm thấy lại cùng những thói quen đó,
các hành động tương tự, cùng một tôn giáo, tôi cảm thấy gần như đang
sống dưới mái nhà của cha mẹ trong gia đình của kẻ xa lạ này. Tôi chưa
bao giờ thấy một cuộc sống trầm mặc hơn, cô quạnh hơn, cần mẫn hơn và
thánh hóa hơn cuộc sống trong ngôi nhà của người họa sĩ La mã này.
Ông
họa sĩ có một người em trai. Người em này không sống với ông ta. Ông
này dạy tiếng Ý cho những khách ngoại quốc danh giá đến Rome để nghỉ qua
mùa đông. Ông này không những là một giáo sư ngôn ngữ mà còn là một học
giả La mã hàng đầu. Vẫn còn trẻ, với một khuôn mặt uy nghi, một tính
tình hoài cổ, ông ta đã tạo ra được một tiếng vang trong những nỗ lực
của cuộc cách mạng mà những nguời Cộng hòa La mã đã thực hiện để phục
hồi lại sự tự do tại đất nước của họ. Ông ta cũng là một trong số các
nhà hùng biện của dân chúng, một trong số những Rienzi của thời đại.
Trong lần phục sinh ngắn ngủi của thành Rome cổ do người Pháp gợi lên,
rồi bị Mack và những người theo Napoléon bóp chết, ông ta đã đóng một
vai trò hàng đầu, ông ta đã hô hào dân chúng ở điện Capitole, treo cờ
độc lập và nắm giữ một trong những chức vụ hàng đầu của nền cộng hòa. Bị
truy nã, bắt bớ, giam cầm vào thời kỳ phản Cách mạng, ông ta chỉ được
giải thoát khi người Pháp đến cứu những người theo Cộng hòa, nhưng họ
cũng lấy mất luôn cả cái nhà nước cộng hòa. Ông em người La Mã này tôn
thờ cuộc cách mạng Pháp và nền triết học Pháp; ông ta rất ghét vua chúa
và đế quốc. Đối với ông ta cũng như đối với tất cả những người Ý theo tự
do, Bonaparte cũng chẳng khác nào bạo chúa César của tự do. Tuy hãy còn
rất trẻ, tôi cũng đã có chung những cảm nghĩ đó.
Sự
tương hợp về ý tưởng này không mấy chốc đã hiện rõ ra giữa hai chúng
tôi. Nhìn thấy cái vẻ đầy nhiệt tình vừa trẻ trung vừa hoài cổ mà tôi
rung động theo những âm điệu của tự do khi chúng tôi cùng đọc những câu
thơ bốc lửa của nhà thơ Monti hoặc những cảnh tượng đấu tranh của những
người theo Cộng hòa của Alfieri, ông ta thấy ông ta có thể tỏ mình ra
với tôi và tôi đã trở thành như một người bạn hơn là học trò của ông
ta.
IV
Bằng
chứng rằng tự do là lý tưởng muôn đời của con người là vì nó là giấc mơ
đầu tiên của tuổi trẻ, và nó chỉ phai mờ trong tâm trí của chúng ta khi
nào quả tim của chúng ta hóa đá và tinh thần chúng ta trở nên hèn hạ
hoặc chán nản. Không có một tâm hồn nào của tuổi hai mươi mà không theo
Cộng hòa. Không có một trái tim cằn cỗi nào mà không hèn hạ.
Biết
bao lần vị thầy của tôi và tôi đã cùng nhau đến ngồi trên đồi của toà
biệt thự Pamphili, nơi mà người ta có thể nhìn thấy thành phố Rome,
những mái vòm của nó, những tàn tích của nó, dòng sông Tibre uốn lượn,
vẩn bùn, im lặng, xấu hổ, dưới chân các vòm mống của cây cầu Ponte Rotto
bắc ngang qua, nơi mà người ta nghe có tiếng thì thầm than vãn của
những bồn phun nước và tiếng bước chân gần như âm thầm của dân tộc ông
ta bước đi trong câm lặng trên các đường phố hoang vắng! Biết bao lần
chúng tôi đã nhỏ những giọt nước mắt cay đắng về số phận của thế giới
này bị giao phó cho đủ các loại nhà độc tài, nơi mà triết lý về tự do và
sự tự do dường như chỉ muốn phục sinh trong một lúc ở Pháp và ở Ý để
rồi bị làm cho hoen ố, bị phản bội và bị đàn áp ở khắp mọi nơi! Biết bao
lời nguyền rủa ngầm đã thốt ra từ lồng ngực của chúng tôi để chống lại
tên bạo chúa của tinh thần con người, chống lại người quân nhân đầy vinh
quang này đã tôi luyện mình trong cuộc cách mạng, nhưng chỉ để thâu tóm
sức mạnh để phá hủy nó và để rồi một lần nữa lại đưa người dân trở về
lại với các thành kiến và tất cả các hình thức nô lệ cũ! Chính thời kỳ
này là khởi điểm cho tình yêu của tôi về sự giải phóng tinh thần con
người và sự thù hận chống lại người anh hùng này của thế kỷ, sự thù ghét
vừa có tính cách cảm nhận, vừa có lý luận mà sự hồi tưởng cũng như thời
gian chỉ càng biện minh thêm, mặc dù có những kẻ tâng bốc tưởng nhớ ông
ta.
V
Chính
là do ảnh hưởng của những ấn tượng này mà tôi đã khảo sát thành phố
Rome, lịch sử của nó và những đền đài của nó. Buổi sáng tôi đi ra ngoài
một mình, trước khi sự hoạt động của thành phố có thể làm xao lãng tâm
trí của kẻ chiêm ngưỡng. Tôi mang theo dưới tay mình tác phẩm của những
nhà sử học, những nhà thơ, những nhà miêu tả về Rome. Tôi đến ngồi hoặc
đi lang thang trên những di tích hoang tàn của Forum, đấu trường
Colisée, cánh đồng La Mã. Tôi lần lượt nhìn ngắm, đọc, và suy tưởng. Tôi
biến Rome thành một công trình nghiên cứu thực sự, nhưng là một sự
nghiên cứu tại chỗ. Đó là khóa học tốt nhất về lịch sử của tôi. Tính
chất cổ đại thay vì là một sự nhàm chán, đã trở thành một mối cảm tình
đối với tôi. Tôi không theo một kế hoạch nào cả trong sự nghiên cứu này
ngoài khuynh hướng của mình. Tôi đi theo sự ngẫu nhiên, nơi bàn chân của
tôi đưa tôi đi. Tôi đi từ Rome cổ đại đến thành phố Rome hiện đại, từ
đền Panthéon đến cung điện của Léon X, từ ngôi nhà của Horace, đến dòng
sông Tibre, đến nhà của Raphael. Tất cả các nhà thơ, hoạ sĩ, nhà sử học,
các bậc vĩ nhân, đều hiện ra trước mắt tôi một cách hỗn độn, tôi chỉ
dừng lại một thoáng với người nào mà tôi thấy mình quan tâm nhiều hơn
trong ngày hôm đó. Gần 11 giờ, tôi trở lại căn phòng nhỏ bé của tôi
trong ngôi nhà của người họa sĩ để ăn trưa. Tôi ăn tại bàn làm việc của
mình và vừa đọc vừa ăn một mẩu bánh mì và pho mát. Tôi uống một tách
sữa; sau đó tôi lại làm việc, tôi ghi chú, tôi viết cho đến giờ ăn
chiều. Tự tay bà vợ và cô con gái của chủ nhà sửa soạn bữa ăn cho chúng
tôi.
Sau
bữa ăn chiều, tôi lại làm những cuốc đi ra ngoài khác và tôi chỉ trở về
khi đêm xuống. Một vài giờ trò chuyện với gia đình của người nghệ sĩ và
những giờ đọc sách kéo dài tận đêm khuya kết thúc những ngày an lành
này. Tôi không cảm thấy cần phải giao du với xã hội. Tôi vui với chính
sự cô độc của mình. Rome và tâm hồn tôi là đủ rồi. Tôi đã trải qua cả
một mùa đông dài, từ tháng mười cho đến tháng tư năm sau, mà không có
một ngày mệt mỏi hay buồn chán. Chính là để hồi tưởng lại những ấn tượng
này mà mười năm sau tôi đã viết ra những vần thơ về Tibur.
VI
Bây
giờ khi tôi lục kỹ lại trong tâm trí tất cả những ấn tượng của tôi về
Rome, tôi thấy chỉ có hai công trình đã làm lu mờ tất cả những cái khác,
hoặc ít ra cũng nổi bật lên trên: đó là Đấu trường Colisée, tác phẩm
của dân chúng La Mã và đền Thánh Phê-rô, kiệt tác của đạo Công giáo. Đấu
trường Colisée là dấu ấn kỳ vĩ của một dân tộc siêu nhân, được dựng lên
bởi niềm tự hào và những thú đam mê ác liệt của mình, những đền đài có
khả năng chứa cả một dân tộc. Đền đài tranh đua cả về sự vĩ đại lẫn sự
trường tồn với thời gian, với các công trình của chính thiên nhiên làm
ra. Dòng Tibre rồi sẽ khô cạn trong các bờ sông đầy bùn của mình nhưng
mà đấu trường Colisée thì vẫn còn án ngự nó.
Đền
Thánh Phê-rô là tác phẩm của một tư tưởng, một tôn giáo, của toàn thể
nhân loại vào một thời đại trên thế giới. Đó không còn là một tòa kiến
trúc dành để chứa một dân tộc ươn hèn. Đó là một ngôi đền dành để chứa
toàn bộ triết học, tất cả những lời cầu nguyện, tất cả vẻ hùng vĩ, tất
cả tư tưởng của con người. Các bức tường dường như cao lên và rộng ra,
không phải với tỷ lệ của một dân tộc, mà là với tầm cao của Thiên Chúa.
Chỉ có Michel-Ange mới hiểu nổi đạo Công giáo và ông ta đã cống hiến cho
Đền Thánh Phê-rô những biểu hiện tuyệt tác nhất và đầy đủ nhất của
mình.
Đền
Thánh Phê-rô quả là công trình tán dương bằng đá, sự biến thân đền đài
của tôn giáo Kitô. Những kiến trúc sư của các thánh đường Gô-tic chỉ là
những kẻ sơ khai cao cả. Chỉ có Michel-Ange mới là nhà triết học trong
quan niệm thiết kế của mình. Đền Thánh Phê-rô chính là triết lý Cơ Đốc
giáo, nơi mà vị kiến trúc sư thiên tài xua đi bóng tối, và ông ta đã
mang lại cho nơi đây cái không gian rộng lớn, cái đẹp, sự đối xứng, và
nguồn ánh sáng vô tận. Vẻ đẹp không có gì so sánh được của Đền Thánh
Phêrô của La mã chính là một ngôi đền mà hình như thiên mệnh là khoác
lên mình cái ý niệm về Thiên Chúa trong mọi vẻ huy hoàng nhất của Ngài.
Kitô giáo rồi có thể sẽ bị hư đi mất nhưng đền thánh Phê-rô vẫn còn là
ngôi đền thờ phổ quát, vĩnh cửu, thuần lý, cho bất cứ một tôn giáo nào
kế thừa để phụng sự Đấng Kitô, miễn là tôn giáo này xứng đáng với nhân
loại và Thiên Chúa! Đây là ngôi đền thờ mang ý tưởng trừu tượng nhất mà
chưa bao giờ thiên tài trí tuệ của con người cảm hứng từ một ý niệm về
Thượng đế đã xây dựng nơi trần thế này. Khi người ta bước vào chốn này,
họ không biết là họ bước vào một ngôi đền cổ hay một ngôi đền hiện đại;
không một chi tiết nào gây khó chịu cho mắt, không một biểu tượng nào
làm cho tâm trí bị xao lãng; người của mọi tín ngưỡng bước vào đây với
cùng một thái độ tôn kính như nhau. Người ta cảm thấy đây là một ngôi
đền mà chỉ có các ý tưởng về Thiên Chúa mới có thể chiếm ngụ, và không
còn bất kỳ ý tưởng nào khác xen lấn vào được.
Thay
đổi giáo sĩ, dẹp bàn thờ, gỡ bỏ các bảng biểu, mang lại những bức
tượng, không có gì thay đổi, nó luôn luôn là nhà của Thiên Chúa! hay
đúng hơn, đền thánh Phê-rô tự chính nó là một biểu tượng vĩ đại của Kitô
giáo muôn đời, sở hữu từ trong mầm mống của nền đạo đức và trong sự
thánh thiện của mình những sự phát triển liên tục của tư tưởng tôn giáo
của mọi thế kỷ và của mọi người, mở ra cho lý trí trong mức độ Thiên
Chúa làm cho nó tỏa sáng, thông công với Thiên Chúa trong ánh sáng, tự
trải rộng ra và nâng mình lên theo tỷ lệ của tâm trí con người không
ngừng phát triển và thu nhận tất cả các dân tộc trong sự hiệp nhất mối
tôn thờ, làm cho tất cả các hình thức thần thánh là một Thiên Chúa, tất
cả các niềm tin một tôn giáo duy nhất, và tất cả các dân tộc là một nhân
loại.
Michel-Ange
là nhà tiên tri Môi-sen của nền kiến trúc Công giáo, đó là cái điều mà
một ngày nào đó người ta sẽ hiểu về ông ta như vậy. Ông ta đã làm ra con
tàu không thể nào chìm đắm của các thời đại tương lai, đền Panthéon của
lý trí thần thánh hóa.
VII
Cuối
cùng, sau khi đã thỏa mãn với Rome, tôi muốn nhìn xem Naples. Chính
lăng mộ của Virgile và nơi chôn nhau cắt rún của Tasse là những cái đã
lôi cuốn tôi đến đây nhất. Đối với tôi, các xứ sở luôn luôn phụ thuộc
vào con người. Naples chính là Virgile và Tasse. Tôi tưởng chừng như họ
còn sống hôm qua, và tro tàn của họ vẫn còn ấm. Tôi đã xem trước
Pausilippe và Sorrente, Vésuve và vùng biển này xuyên qua bầu không khí
tinh thần của các bậc thiên tài đẹp đẽ và dịu dàng của các xứ đó.
Tôi
khởi hành đến Naples vào những ngày cuối tháng Ba. Tôi du hành bằng xe
thư chung với một thương nhân người Pháp muốn tìm kiếm một người đồng
hành để giảm bớt chi phí du lịch. Khi còn cách Velletri một chặng, chúng
tôi đã gặp chiếc xe thư của tuyến đường từ Rome đến Naples bị lật nhào
bên lề đường và lỗ chỗ những vết đạn. Người đưa thư và một người đánh xe
trạm cùng hai con ngựa bị giết chết. Người ta vừa mang hai người này
đặt trong một túp lều gần đó. Những tờ điện tín bị rách và những mảnh
thư từ bay vòng vèo trong gió. Các tên cướp đã chiếm con đường của nhóm
Abruzze. Các toán kỵ binh và bộ binh Pháp của đơn vị đồn trú tại
Terracine đang đuổi theo họ giữa các mỏm đá. Người ta nghe tiếng súng nổ
của các binh sĩ, và người ta thấy cả những đám khói nhỏ bốc lên từ nòng
súng khắp sườn núi. Từ chặng này qua chặng khác chúng tôi lại gặp các
trạm gác của quân đội Pháp và của xứ Naples đóng dọc theo đường.
Và hồi ấy người ta bước vào vương quốc Naples như thế đó.
Sự
cướp bóc này có tính cách chính trị. Murat đang trị vì. Nhóm Calabria
vẫn còn chống lại, vua Ferdinand đã lui về Sicile nhưng vẫn yểm trợ tiền
bạc cho những người cầm đầu các phiến quân trong các vùng núi. Nhân vật
Fra Diavolo nổi tiếng đứng đầu các băng đảng phiến loạn này. Chiến công
của họ là những cuộc ám sát. Chúng tôi chỉ tìm thấy trật tự và an ninh ở
quanh vùng Naples.
Tôi
đến đây ngày 1 tháng tư. Vài ngày sau đó tôi lại gặp một người thanh
niên trẻ trạc tuổi tôi, người mà hồi còn học trung học tôi đã kết thành
bạn thật sự thân thiết như anh em. Tên anh ta là Aymon de Virieu. Cuộc
sống của anh ta và của tôi được hòa lẫn vào nhau rất nhiều từ thời thơ
ấu cho đến khi chết đến nỗi cuộc sống của mỗi chúng tôi giống như một
phần của nhau, và gần như tôi đã nói về anh ta ở bất kỳ nơi nào tôi nói
về tôi ...
HỒI
I
Ở
Naples, tôi cũng sống một cuộc sống suy niệm gần giống như lúc sống
trong ngôi nhà của người họa sĩ già ở công trường Espagne tại Rome; chỉ
khác một điều là thay vì hàng ngày lang thang giữa những tàn tích của
thế giới cổ đại, tôi lại lang thang trên các bờ biển hoặc trên sóng nước
của vịnh Naples. Vào buổi tối, tôi trở lại ngôi ký túc xá cũ kỹ, nơi mà
nhờ vào lòng hiếu khách của người bà con bên mẹ tôi đã cho tôi cư ngụ
trong một căn phòng nhỏ sát mái nhà, có cái ban công trang trí đầy những
chậu hoa và các cây giây leo và hướng ra biển Vésuve, biển
Castellammare và biển Sorrente. Khi đường chân trời đã sáng rõ vào buổi
sáng, tôi thấy ngôi nhà trắng của Tasse treo lơ lửng như một cái tổ chim
thiên nga trên đỉnh một vách đá màu vàng, với những lượn sóng bị cắt
thẳng đứng. Cảnh này làm tôi thích thú. Cái ánh sáng của ngôi nhà này
chiếu sâu vào tận tâm hồn tôi. Nó giống như cái ánh chớp của vinh quang
loé lên từ xa trên tuổi thanh xuân và trong cảnh tối tăm của tôi. Tôi
nhớ lại cái cảnh kỳ lạ trong cuộc sống của bậc vĩ nhân này khi được ra
khỏi tù, bị những kẻ tiểu nhân theo đuổi vì ganh ghét và những người
quyền thế vu khống, bị nhạo báng đến cả cái thiên tài của mình, sự giàu
có duy nhất của ông ta, nên đã trở về lại Sorrente để tìm kiếm một chút
an thân, sự trìu mến hoặc sự thương hại, và tuy là cải trang thành kẻ ăn
xin, ông cũng đã xuất hiện trước người chị của mình để thử xem lòng
người chị như thế nào, hoặc ít ra là bà ta có còn nhận ra kẻ mà bà đã
yêu mến xiết bao.
"Bà
ấy nhận ra ông ta ngay lập tức, nhà viết tiểu sử ngây ngô cho biết, mặc
dù cái vẻ bệnh hoạn xanh xao, bộ râu bạc trắng và tấm áo khoác rách
rưới của ông ta. Bà ấy nhào vào vòng tay của ông ta với biết bao trìu
mến và xót thương còn hơn cả trường hợp bà ấy nhận ra người em trai của
mình trong phẩm phục bằng vàng của các triều thần ở Ferrare. Giọng nói
của bà nghẹn ngào một hồi lâu vì những tiếng nức nở, bà siết chặt người
em trai vào lòng mình. Bà rửa chân cho ông ta, mang đến cho ông ta tấm
áo choàng của cha mình, và ra lệnh sửa soạn một bữa ăn thịnh soạn mừng
ông ta.
Nhưng
cả hai không kẻ nào có thể đụng vào những thức ăn mà người ta đã dọn
hầu họ, bởi vì lòng của họ đang tràn trề nước mắt, và họ đã dành cả ngày
để khóc mà không nói gì với nhau trong khi nhìn ra biển và cùng nhớ lại
thời thơ ấu."
II
Một
ngày nọ, vào đầu mùa hè, khi mà vịnh Naples, vây quanh bởi các ngọn đồi
với những ngôi nhà màu trắng, những tảng đá bám đầy dây nho leo và bao
quanh vùng biển còn xanh hơn cả bầu trời của mình, giống như một cái lọ
màu xanh lá cây cổ kính với bọt nước trắng xóa, và những giây trường
xuân và những cành nho trang trí những cái quai bình và viền miệng bình;
đó là mùa mà những ngư dân ở Pausilippe sống trong những túp lều cheo
leo trên những mỏm đá này và phơi trải những tấm lưới của họ trên những
bãi nhỏ đầy cát mịn, rời bờ với sự tự tin và đi đánh cá vào ban đêm
ngoài biển cách bờ hai hoặc ba dặm ngay bên dưới các vách đá dựng của
vùng Capri, đảo Procida, đảo Ischia và ngay giữa vịnh Gaète.
Vài
nguời mang theo cả những cây đuốc nhựa thông mà họ thắp sáng lên để nhử
cá. Các con cá trồi lên theo ánh sáng vì tưởng là lúc hoàng hôn trong
ngày. Một đứa trẻ, ngồi xổm ở mũi thuyền im lặng nghiêng cây đuốc rọi
xuống trên những lượn sóng, trong khi người ngư phủ đưa mắt nhìn sâu
xuống đáy nước, tìm cho thấy con mồi của mình và tung lưới ra bắt. Những
ánh lửa này cháy đỏ như lò lửa, phản chiếu thành những luồng sáng dài
nhấp nhô trên mặt nước biển như những vệt dài của ánh sáng mặt trăng
chiếu xuống địa cầu. Sự nhấp nhô của các làn sóng làm cho những vệt sáng
dao động và kéo dài sự lấp lánh từ làn sóng này đến làn sóng khác lan
ra xa từ làn sóng đầu tiên phản chiếu nó đến những làn sóng kế tiếp.
III
Bạn
tôi và tôi thường hay trải qua hàng giờ, ngồi trên một mỏm đá ngầm hoặc
trên những phế tích của cung điện Nữ hoàng Jeanne, để ngắm nhìn cái ánh
sáng huyền ảo đó và ghen tị với cuộc sống rày đây mai đó và vô tư của
những ngư dân nghèo này.
Qua
vài tháng ở Naples và những cuộc giao du theo thói quen với những người
dân trong các lần rong chơi hàng ngày của chúng tôi ở vùng quê và bờ
biển, nơi mà cử chỉ và ánh mắt còn quan trọng hơn lời nói, chúng tôi đã
quen thuộc với thứ ngôn ngữ nhấn giọng và vang vang của họ. Các triết
gia nhờ linh cảm và mệt mỏi với những cái náo động vô ích của cuộc sống
trước khi họ nhận biết chúng, thường mang lại cho chúng tôi sự ước muốn
được như những người vô gia cư hạnh phúc mà hồi ấy người ta thấy đầy dẫy
trên các bãi biển và các bến cảng của Naples, sống cuộc đời ngày ngủ
trên cát dưới bóng mát của chiếc thuyền nhỏ của họ, nghe những vần thơ
ứng khẩu của những người hát dạo, và vào buổi tối, khiêu vũ theo điệu
tarantela với các cô gái cùng giai cấp với họ dưới một giàn nho nào đó ở
cạnh bờ biển. Chúng tôi biết những thói quen, tính tình và các tập tục
của họ còn rõ hơn so với những hiểu biết của chúng tôi về cái thế giới
thượng lưu là nơi mà chúng tôi không đến bao giờ. Cuộc sống này làm cho
chúng tôi hài lòng, và ru quên đi những sôi nổi bồn chồn trong tâm hồn
của chúng tôi, những kẻ thường sử dụng một cách vô ích trí tưởng tượng
của thanh niên trước thời điểm định mệnh gọi họ phải hành động hay suy
nghĩ. Bạn tôi hai mươi tuổi; tôi mười tám; như vậy là cả hai chúng tôi
đang ở độ tuổi dễ bị nhầm lẫn giữa mơ mộng và thực tại. Chúng tôi quyết
định làm quen với các ngư dân này để họ cho mình đi thuyền với họ và để
thử sống cuộc sống của họ vài ngày. Những đêm ấm áp và sáng trời này mà
ngồi dưới cánh buồm, trong cái nôi bồng bềnh theo sóng nước dưới bầu
trời cao thăm thẳm đầy sao, đối với chúng tôi có vẻ như là một trong
những lạc thú mầu nhiệm của thiên nhiên mà người ta cần phải biết chụp
lấy và biết là phải kể ra.
Được
tự do và không bị ràng buộc phải trình báo về hành động cũng như sự
vắng mặt của mình với ai nên ngay hôm sau chúng tôi thực hiện những gì
chúng tôi đã mơ ước. Trong khi rảo bước dọc bãi biển Margellina trải dài
dưới ngôi mộ của Virgile tại chân núi Pausilippe, nơi mà các ngư dân xứ
Naples kéo tàu thuyền của họ lên cát và vá lại lưới của họ, chúng tôi
thấy một ông già còn quắc thước. Ông ta đang chuyển các ngư cụ lên chiếc
thuyền đánh cá sơn màu rực rỡ của mình, và ở phần đuôi tàu nhô lên có
một bức ảnh nhỏ khắc hình thánh Phanxicô. Một đứa trẻ khoảng mười hai
tuổi, tay chèo độc nhất của ông ta, lúc đó đang mang vào thuyền hai ổ
bánh mì, một thỏi phó mát sữa trâu cứng bóng và vàng như những hòn sỏi
trên bãi biển, một số quả sung và một bình đất chứa nước.
Khuôn mặt của ông già và đứa trẻ lôi cuốn sự chú ý của chúng tôi.
Chúng
tôi bắt chuyện làm quen với nhau. Người ngư phủ phát mỉm cười khi chúng
tôi đề nghị với ông ta thu nhận chúng tôi làm tay chèo và dẫn chúng tôi
đi biển với ông ta. "Mấy cậu đâu có những bàn tay chai cứng rất cần để
cầm vào cán của mái chèo, ông ta nói. Bàn tay của các cậu được tạo ra là
để cầm bút chứ không phải để chạm vào khúc gỗ: điều ấy sẽ là một sự
thiệt thòi cho chúng khi các cậu làm cho chúng bị chai cứng vì đi biển.
-
Chúng tôi còn trẻ, bạn tôi trả lời, và chúng tôi muốn thử tất cả các
ngành nghề trước khi chọn lấy một. Nghề của bác làm chúng tôi thích thú,
vì nghề này làm việc trên biển và dưới bầu trời.
-
Cậu có lý, ông già chủ thuyền đáp, đó là một nghề làm cho tâm hồn ta
thoải mái và ý nghĩ ta tin cậy vào sự bảo bọc của các thánh. Người ngư
dân là kẻ ở dưới sự gìn giữ trực tiếp của trời.
Con
người không biết được những cơn gió và sóng từ đâu đến. Cái bào và cái
giũa là trong tay người thợ, sự giàu sang hoặc ân huệ là trong tay nhà
vua, nhưng con thuyền là ở trong tay Thiên Chúa."
Cái
triết lý sùng đạo của khúc hát dạo này làm cho chúng tôi thêm tha thiết
với cái ý tưởng đi thuyền với ông ta. Sau một hồi lâu khước từ, ông ta
đành chấp thuận. Chúng tôi thỏa thuận mỗi đứa chúng tôi sẽ đưa cho ông
ta hai đồng carlin mỗi ngày để trả tiền công học nghề và tiền ăn cho
chúng tôi.
Thỏa
thuận xong xuôi, ông già sai cậu bé đến Margellina để mua thêm bánh mì,
rượu vang, pho mát và trái cây sấy khô cho phần phụ trội. Khi bóng
chiều xuống, chúng tôi giúp ông ta đẩy con thuyền xuống nước và chúng
tôi bắt đầu khởi hành.
IV
Đêm
đầu tiên thật tuyệt vời. Biển lặng như một cái hồ có núi bao bọc xung
quanh tại Thụy Sĩ. Càng cách xa bờ, chúng tôi càng thấy những đóm lửa
sáng nơi cửa sổ các cung điện và bến cảng Naples chìm dần xuống dưới
đường chân trời tối om. Chỉ còn các ngọn hải đăng chỉ cho chúng tôi biết
đâu là bờ. Những ngọn đèn này mờ nhạt đi trước cột ánh sáng của lửa
phun nhẹ lên từ miệng núi lửa Vésuve. Trong khi người ngư phủ già quăng
và kéo lưới và cậu bé nửa ngủ nửa thức để mặc cho ngọn đuốc của mình
chập chờn thì chúng tôi thỉnh thoảng khẽ khua mái chèo và lắng nghe một
cách thích thú âm thanh của những giọt nước nhỏ ròng ròng từ mái chèo
của chúng tôi rơi xuống một cách hài hòa trên biển như những hạt ngọc
trai trong một cái bát bằng bạc. Chúng tôi đã vượt qua mũi Pausilippe từ
lâu, qua vịnh Pouzzoli, vịnh Baia, và vượt qua con kênh thông qua vịnh
Gaète, giữa mũi Misène và hòn đảo Procida. Chúng tôi đã ở trên biển cả,
cơn buồn ngủ đã thắng chúng tôi. Chúng tôi ngủ dưới cái băng ghế dài của
mình, bên cạnh cậu bé.
Người
ngư phủ trải tấm buồm nặng xếp cất dưới khoang thuyền lên người chúng
tôi. Chúng tôi ngủ như vậy giữa hai làn sóng đu đưa một cách gần như
không cảm nhận thấy của một mặt biển chỉ hơi làm nghiêng ngã cái cột
buồm. Khi chúng tôi thức dậy thì ngày đã lên cao. Mặt trời rực rỡ làm
cho mặt biển lóng lánh những giải lửa và phản chiếu lại trên những ngôi
nhà trắng của một bờ biển xa lạ.
Một
làn gió nhẹ từ vùng đất này thổi lên cánh buồm phập phồng trên đầu
chúng tôi và đẩy con thuyền của chúng tôi đi từ vũng này đến vũng khác,
và từ mỏm đá này đến mỏm đá khác. Đó là bờ biển lởm chởm và dốc đứng của
hòn đảo xinh đẹp Ischia mà sau này tôi đã sống tại đó nhiều lần với
biết bao niềm thương mến. Lần đầu tiên nó hiện ra cho tôi như đang chơi
vơi trong ánh sáng từ mặt biển ra và mất hút trong màu xanh của bầu
trời, và nở ra như một giấc mơ của nhà thơ trong giấc ngủ thiu thiu của
một đêm hè ...
V
Đảo
Ischia, tách vịnh Gaète với vịnh Naples, và một con kênh hẹp phân cách
nó với hòn đảo Procida, chỉ là một dãy núi dốc đứng độc nhất mà đỉnh
trắng và choáng ngợp của nó chỉa những cái răng lởm chởm lên bầu trời.
Những cạnh sườn dốc đứng của nó bị lõm thành những thung lũng nhỏ, những
khe suối, lòng các giòng thác, phủ đầy từ trên xuống dưới những cây hạt
dẻ một màu xanh lục sẫm. Những khoảng đất bằng ở gần biển nhất và
nghiêng xuống trên mặt sóng biển có những túp lều tranh, những ngôi biệt
thự vùng quê và những làng xóm thấp thoáng dưới những giàn nho. Mỗi một
làng này đều có hải cảng riêng của mình, người ta gọi như thế cái bến
nhỏ, nơi có các thuyền đánh cá của ngư dân trên đảo bập bềnh và vài cột
buồm của những chiếc tàu buồm la tinh lắc lư trên sóng. Những trục buồm
này chạm cả vào cây cối và các dây nho leo trên bờ biển.
Không
một ngôi nhà nào trong những ngôi nhà cheo leo nơi các sườn dốc của
ngọn núi, hoặc ẩn mình sâu trong các khe suối, hoặc chót vót trên một
trong những khoảnh đất cao của ngọn núi, hoặc soi bóng mình trên một
trong những mũi biển, hoặc tựa lưng vào rừng cây hạt dẻ, hoặc phủ đầy
bóng mát của các cụm thông, hoặc được bao quanh bởi các vòm khung màu
trắng và trang trí bằng những giàn nho treo lủng lẳng mà lại không phải
là ngôi nhà lý tưởng trong mộng của một nhà thơ hay của một kẻ đang yêu.
Mắt chúng tôi nhìn không hề chán những cảnh trí này. Bờ biển thì rất nhiều cá. Người ngư phủ đã có được một đêm đánh bắt tốt.
Chúng
tôi đã ghé vào một vũng nhỏ của đảo để lấy nước từ một con suối gần đó
và để nghỉ ngơi dưới các tảng đá. Khi mặt trời lặn, chúng tôi trở về
Naples, nằm ngủ trên băng ghế của các tay chèo. Một cánh buồm vuông
giăng ngang trên một cột buồm nhỏ ở mũi thuyền và giao cho cậu bé trông
chừng, đủ để làm cho chúng tôi đi dọc theo các vách đá dựng của Procida,
và mũi Misène và làm cho mặt biển sủi bọt dưới lườn thuyên của chúng
tôi. Người ngư phủ già và cậu bé được chúng tôi giúp đỡ, kéo thuyền lên
cát và mang những giỏ cá vào trong tầng hầm của căn nhà nhỏ mà họ sống ở
bên dưới những tảng đá của Margellina.
VI
Những
ngày sau đó, chúng tôi lại theo cái nghề mới của chúng tôi một cách vui
vẻ. Chúng tôi lần lượt cho thuyền lướt trên khắp sóng nước của vịnh
Naples. Chúng tôi thả thuyền trôi lờ lững đến bất cứ chỗ nào gió thổi
đi. Chúng tôi cũng ghé thăm đảo Capri, nơi mà trí tưởng tượng vẫn còn
xua đi cái bóng đen sầu thảm của Tibère; Cumes và những ngôi đền ẩn mình
dưới những cây nguyệt quế rậm rạp và những cây sung hoang dại; Baia và
những bãi biển buồn tẻ mà ngày xưa chúng vẫn tiếp đón tuổi trẻ và niềm
vui thì nay dường như cũng già đi và bạc trắng như những người La Mã
này; Portici và Pompeii tươi cười dưới lớp dung nham và tro bụi của núi
lửa Vésuve; Castellammare mà các khu rừng cao và tối của cây nguyệt quế
và cây hạt dẻ hoang dã, trong khi phản chiếu bóng mình trên mặt biển, đã
nhuộm lên một màu xanh sẫm trên những con sóng luôn thì thầm của hốc
biển. Nơi nào ông già chủ thuyền cũng quen biết một vài gia đình ngư dân
như ông ta, và nơi nào chúng tôi cũng nhận được lòng hiếu khách của họ
để lưu lại mỗi khi biển động ngăn cản chúng tôi trở về Naples.
Suốt
hai tháng, chúng tôi không ghé vào một hàng quán nào. Chúng tôi sống
ngoài trời với những người dân và cuộc sống thanh đạm của họ. Chúng tôi
đã tự làm cho mình như những người dân để được gần gũi hơn với thiên
nhiên. Chúng tôi đã ăn mặc gần giống như họ. Chúng tôi nói chuyện bằng
thứ ngôn ngữ của họ và có thể nói là sự giản dị trong những thói quen
của họ đã truyền đạt cho chúng tôi biết sự chất phác trong tình cảm của
họ. Ngoài ra, sự biến đổi này lại làm cho bạn tôi và tôi bớt tốt kém
hơn. Cả hai chúng tôi đã được nuôi dạy ở nông thôn trong những cơn bão
lốc của cuộc Cách mạng đã từng đánh gục hoặc làm phân tán gia đình của
chúng tôi, cho nên trong thời thơ ấu chúng tôi đã từng sống rất nhiều
với cuộc sống của người nông dân: bạn tôi sống ở vùng núi Grésivaudan,
tại nhà một người vú nuôi khi mẹ anh ta bị cầm tù, còn tôi sống trên
những ngọn đồi của xứ Mâcon, trong căn nhà nhỏ đơn sơ, nơi mà cha mẹ tôi
đã gom cái tổ ấm đang bị đe dọa của mình về. Từ người nông dân hoặc
người chăn chiên của những vùng đồng núi của chúng tôi đến người ngư dân
của vùng vịnh xứ Naples, chỉ có sự khác biệt về cảnh vật, ngôn ngữ và
nghề nghiệp. Luống cày hoặc sóng nước đều gợi cảm hứng cho những ý tưởng
chung nơi con người lao động trên đất liền hay trên mặt biển. Thiên
nhiên luôn nói cùng một ngôn ngữ với những ai biết cùng sống với nó cho
dù là trên núi hoặc dưới biển.
Chúng
tôi nghiệm thấy điều đó. Giữa những người chất phác này, chúng tôi
không hề cảm thấy mình xa xứ. Cùng có chung các bản năng là một mối quan
hệ thân thuộc giữa những con người. Ngay cả sự đơn điệu của cuộc sống
này khi ru cho chúng tôi ngủ quên đi cũng khiến cho chúng tôi hài lòng.
Chúng tôi hầu như không nhận ra là mùa hè đã sắp hết và những ngày của
mùa thu đang tiến đến gần rồi những ngày mùa đông và sau đó là chúng tôi
phải trở về xứ mình. Vì lo lắng, gia đình chúng tôi bắt đầu nhắc nhở
chúng tôi trở về. Chúng tôi đã cố hết sức gạt bỏ cái ý tưởng phải khởi
hành, và chúng tôi thích tưởng tượng như cuộc sống này sẽ không có kỳ
hạn.
VII
Tuy
nhiên tháng chín đã bắt đầu với những cơn mưa và sấm sét của nó. Biển
đã bớt êm. Nghề của chúng tôi càng nặng nhọc hơn, đôi khi còn trở thành
nguy hiểm. Gió se lạnh, sóng nổi bọt và chúng tôi thường bị những tia
nước toé lên ướt cả người. Chúng tôi đã mua tại bờ đê chắn sóng hai
chiếc áo trong số những cái áo trùm đầu bằng len thô màu nâu mà các thủy
thủ và những người vô gia cư của xứ Naples khoác trên vai trong mùa
đông.
Các
tay áo rộng của những chiếc áo khoác trùm đầu này buông lòng thòng bên
cạnh các cánh tay trần. Cái mũ trùm thả phất phơ ở đàng sau hoặc được
kéo lên trước trán, tùy theo thời tiết, che chở cho đầu của người đi
biển khỏi bị mưa ướt hoặc lạnh, hoặc để cho gió và những tia nắng mặt
trời nô đùa trong mái tóc ướt của mình.
Một
hôm mặt biển thật êm lặng, không có lấy một hơi gió, chúng tôi rời
Margellina để đi câu cá phèn và những con cá ngừ đầu mùa ở bờ biển của
vùng Cumes, nơi mà các dòng chảy làm cho chúng tụ về vào mùa này. Sương
mù màu đỏ buổi sáng bồng bềnh khoảng giữa bờ báo hiệu một cơn gió mạnh
vào buổi chiều. Chúng tôi hy vọng đề phòng được nó và sẽ có đủ thời gian
để vượt qua mũi Misène trước khi biển đang nặng nề và ngủ yên trở thành
dậy sóng.
Chuyến
đánh bắt được rất nhiều cá. Chúng tôi muốn ném thêm một vài mẻ lưới
nữa. Bất thình lình giông gió nổi lên; nó đổ xuống từ đỉnh núi Epomeo,
ngọn núi lớn án ngự vùng Ischia, với tiếng ồn và trọng lượng như của
chính quả núi đổ xuống biển. Thoạt tiên, nó san bằng tất cả mặt nước
biển xung quanh chỗ chúng tôi giống như cái bừa sắt san bằng các hòn đất
và lấp bằng các luống cày. Sau đó, sóng trở lại bất ngờ, phồng lên lặng
lẽ và đào sâu xuống, nâng cao lên, và chỉ trong vài phút, nó đã đạt tới
chiều cao mà từng lúc nó che khuất luôn cả bờ biển và các hòn đảo với
chúng tôi.
Chúng
tôi đang ở tại khoảng cách xa bằng nhau giữa đất liền và đảo Ischia, và
đã vào được nửa phần con kênh phân cách mũi Misène với đảo Procida của
Hy Lạp. Chúng tôi chỉ còn mỗi một đường: nhất quyết đi theo con kênh, và
nếu chúng tôi vượt qua thành công, chúng tôi sẽ rẽ bên trái vào vịnh
Baia và chúng tôi sẽ được che chở trong vùng biển yên tĩnh của nó.
Người ngư phủ già không còn chần chờ nữa. Từ trên đỉnh một ngọn sóng, khi mà sự thăng bằng của chiếc thuyền giữ chúng tôi lại một lúc trong cơn xoáy của bọt nước, ông ta đảo mắt qua một vòng xung quanh mình, giống như một người đi lạc leo lên một ngọn cây để tìm đường, sau đó nhào lại tay lái: "Nào tụi con! Chèo ngay đi! ông ta hét lớn lên; chúng ta phải chèo thuyền đến mũi đất nhanh hơn cơn gió; nếu gió đến trước khi chúng ta đến nơi, chúng ta sẽ bị đắm mất!" Chúng tôi tuân theo ông ta như cơ thể tuân theo bản năng.
Người ngư phủ già không còn chần chờ nữa. Từ trên đỉnh một ngọn sóng, khi mà sự thăng bằng của chiếc thuyền giữ chúng tôi lại một lúc trong cơn xoáy của bọt nước, ông ta đảo mắt qua một vòng xung quanh mình, giống như một người đi lạc leo lên một ngọn cây để tìm đường, sau đó nhào lại tay lái: "Nào tụi con! Chèo ngay đi! ông ta hét lớn lên; chúng ta phải chèo thuyền đến mũi đất nhanh hơn cơn gió; nếu gió đến trước khi chúng ta đến nơi, chúng ta sẽ bị đắm mất!" Chúng tôi tuân theo ông ta như cơ thể tuân theo bản năng.
Chúng
tôi gập người trên mái chèo của chúng tôi, mắt nhìn thẳng vào mắt của
ông lão để tìm cái dấu hiệu chỉ dẫn nhanh chóng của ông ta, và khi thì
vất vả leo lên theo các lượn sóng nhô cao, lúc thì lại nhào xuống vực
theo bọt sóng của những con sóng lặn xuống, và chúng tôi phải tìm cách
xoay trở mái chèo của chúng tôi dưới nước sao cho thuyền đi lên hoặc làm
cho thuyền rơi chậm lại khi nhào xuống. Tám hoặc mười con sóng càng lúc
càng lớn đã ném chúng tôi vào chỗ hẹp nhất của con kênh. Nhưng gió đã
đến trước chúng tôi, và như người lái thuyền đã nói, khi gió đổ dồn vào
giữa mũi đất liền và mũi hòn đảo, nó đạt tới một sức mạnh làm dâng mặt
nước biển với sự sôi sục của giòng dung nham giận dữ, và sóng không tìm
được chỗ thoát để trốn chạy kịp trước cơn giông gió xô đẩy nó, đã chồng
chất lên nhau, đổ xuống, chảy ròng ròng, tung toé ra đủ mọi hướng giống
như một mặt biển điên cuồng, và trong khi tìm cách chạy trốn mà không
thể nào thoát khỏi con kênh, đã va chạm vào nhau với những cú va chạm
khủng khiếp vào các tảng đá dựng đứng của mũi Misène và dựng lên một cột
bọt sóng mà bụi nước văng ngược trở lại đến tận chỗ chúng tôi.
VIII
Toan
tính vượt qua đoạn kênh này với một chiếc thuyền quá mỏng manh mà chỉ
cần một đợt bọt sóng phun lên là có thể làm cho nó đầy tràn và bị nuốt
chửng quả là điên rồ. Người ngư phủ ném một cái nhìn mà tôi không bao
giờ quên được lên mũi đất mà cột bọt sóng làm cho sáng lên, rồi làm dấu
thánh giá: "Vượt qua là không thể được rồi, ông ta la lớn, trở lại trong
biển lớn lại còn khó hơn. Chúng ta chỉ còn một đường: ghé vào Procida
hoặc bị đắm." Tuy là những kẻ mới thực tập nghề đi biển, chúng tôi cũng
cảm thấy ngay sự khó khăn trong việc chèo thuyền đi như vậy trước một
cơn gió. Trong khi hướng thuyền đi về bờ mũi, gió lại thổi từ hướng đuôi
thuyền và đuổi chúng tôi đi trước; chúng tôi đi theo mặt biển đang chạy
trốn gió với chúng tôi, và những con sóng, trong khi đưa chúng tôi lên
đỉnh ngọn sóng cũng nâng chúng tôi lên với chúng. Như vậy chúng sẽ ít có
cơ may chôn vùi chúng tôi trong vực thẳm mà chúng đào ra. Nhưng để ghé
vào được Procida mà chúng tôi đã thoáng nhìn thấy ánh lửa đêm chiếu sáng
ở bên phải, chúng tôi phải nương theo cạnh nghiêng của làn sóng và lướt
tới, có thể nói là, trong cái lòng chảo hướng về phía bờ của những con
sóng, bằng cách xoay mạn thuyền ra sóng và các cạnh mỏng của thuyền ra
với gió.
Tuy
vậy, việc khẩn thiết không cho phép chúng tôi chần chờ. Người ngư phủ
ra hiệu cho chúng tôi nâng mái chèo và lợi dụng thời gian cách khoảng
giữa con sóng này và con sóng khác để đổi hướng. Chúng tôi nhằm vào vùng
mũi của Procida, và chúng tôi chèo thuyền đi như một cọng rong biển mà
làn sóng này ném lên làn sóng khác và con sóng này tiếp nối con sóng
khác.
IX
Chúng
tôi tiến được chưa bao nhiêu, đêm đã xuống. Bụi, bọt nước, những đám
mây mà gió cuốn thành những mảnh tan tác bên trên con kênh càng làm cho
bóng tối tăng gấp đôi. Ông già ra lệnh cho cậu bé châm lên một ngọn đuốc
nhựa thông để thấy đường điều khiển trong khi thuyền theo sóng tụt
xuống sâu, mà cũng có thể là để báo cho các thủy thủ của Procida biết là
có một chiếc thuyền sắp bị đắm ở con kênh và xin họ không phải sự cứu
cấp, mà là những lời cầu nguyện.
Thật
là một cảnh tượng cao cả và buồn thảm khi nhìn cái hình ảnh cậu bé đáng
thương này một tay bám vào cái cột buồm nhỏ ở mũi thuyền, tay kia nâng
cao lên phía trên đầu ngọn đuốc rực đỏ, mà ngọn lửa và khói xoắn trong
gió và đốt cháy phỏng các ngón tay và tóc của nó.
Cái
đốm lửa bập bềnh hiện ra trên đầu các ngọn sóng và biến mất vào vực sâu
của lượn sóng luôn luôn sẵn sàng tắt ngấm và luôn luôn sáng trở lại,
chẳng khác nào như cái biểu tượng của bốn sinh mạng con người đang chiến
đấu giữa cái sống và cái chết trong bóng tối và trong những nỗi thống
khổ của đêm hôm đó.
X
Ba
tiếng đồng hồ mà mỗi phút tưởng chừng dài như một thế kỷ đã trôi qua
như vậy. Trăng đã lên, và như là một thói quen, gió dữ dội hơn cũng lên
theo với trăng.
Chỉ
cần một mảnh buồm nhỏ giương lên thôi là chúng tôi cũng có thể đã bị
lật úp vài mươi lần. Mặc dù cạnh của thuyền rất thấp nên không bị gió
bão tác động nhiều, nhưng cũng đã có những lúc tưởng chừng như lườn con
thuyền của chúng tôi tách bật ra khỏi làn sóng, và làm cho chúng tôi bay
vèo đi giống như một chiếc lá khô rụng từ trên cây.
Thuyền
của chúng tôi đã bị ngập rất nhiều nước: chúng tôi không thể nào tát
nhanh kịp mức độ nước tràn vào. Có những lúc chúng tôi cảm thấy những
tấm ván như sụt xuống bên dưới chân chúng tôi giống như một chiếc quan
tài đang hạ huyệt. Trọng lượng của nước làm cho thuyền bớt tuân theo sự
điều khiển và có thể làm cho thuyền chậm chạp hơn để trồi lên một khi
lọt vào giữa hai làn sóng.
Chỉ một phút chậm trễ là tất cả sẽ được kết thúc.
Ông
già, không còn nói được lời nào, mắt đầy lệ, ra hiệu cho chúng tôi vứt
bỏ tất cả những thứ ngổn ngang ở khoang thuyền. Những cái bình nước, giỏ
cá, hai cánh buồm lớn, chiếc neo sắt, dây thừng, ngay cả những bọc quần
áo nặng nề, mấy cái áo khoác trùm đầu bằng len thô ướt đẵm nước của
chúng tôi, tất cả mọi thứ đều bị ném qua cạnh thuyền. Cậu thủy thủ bé
đáng thưong nhìn theo một lúc tất cả cái gia tài của mình trôi lềnh
bềnh. Chiếc thuyền vươn lên lại và lưót tới nhẹ nhàng trên đầu các ngọn
sóng, giống như một con ngựa được người ta tháo hết yên cương.
Chúng
tôi dần dần đi vào một vùng biển êm hơn nhờ có mũi phía tây của đảo
Procida che chở cho một chút. Gió yếu dần, ngọn lửa của cây đuốc bốc
thẳng lên, mặt trăng bắt đầu chọc thủng một lỗ hổng lớn màu xanh giữa
các đám mây, những con sóng khi trải dài đã san phẳng ra và ngừng sủi
bọt nước trên đầu chúng tôi. Dần dần sóng biển trở nên ngắn và vỗ bập
bềnh như trong một cái vũng khá êm lặng, và cái bóng đen của vách đá
dựng Procida hiện ra ngăn tầm mắt chúng tôi khỏi đường chân tròi. Chúng
tôi đã ở trong vùng biển khoảng giữa đảo.
XI
Biển
quá động ở phía mũi đảo để có thể tìm về bến ở đó. Chúng tôi phải giải
quyết bằng cách ghé vào đảo ngang mạn sườn và ở giữa các bãi đá ngầm của
nó. "Các con à, chúng ta không còn phải lo lắng nữa, người ngư phủ bảo
chúng tôi khi nhận ra bờ nhờ ánh sáng của ngọn đuốc, Đức Mẹ đã cứu chúng
ta. Chúng ta sẽ lên bờ và sẽ ngủ đêm nay trong căn nhà của ta." Chúng
tôi nghĩ rằng ông ta đã bị mất trí, bởi vì chúng tôi không hề biết ông
ta còn có một chỗ ở khác hơn căn nhà hầm tối tăm ở Margellina, và muốn
trở lại đó trước ban đêm, chúng tôi phải trở ra lại con kênh, vượt qua
mũi đất và lại phải đối đầu một lần nữa với vùng biển đang gầm thét mà
chúng tôi vừa thoát khỏi. Nhưng cái vẻ ngạc nhiên của chúng tôi làm ông
ta mỉm cười và hiểu ra những suy nghĩ của chúng tôi trong ánh mắt của
chúng tôi: "Hãy yên tâm đi, mấy cậu trẻ, ông ta nói tiếp, chúng ta sẽ
đến đó mà không hề bị một tia nước làm ướt chúng ta." Sau đó ông ta giải
thích cho chúng tôi biết ông ta gốc ở Procida, và vẫn còn sở hữu một
căn lều với mảnh vườn của cha ông ở tại mạn này của hòn đảo, và rằng lúc
này, bà vợ lớn tuổi của ông ta với đứa cháu gái, chị của Beppino cậu
thuỷ thủ bé tập sự của chúng tôi, và hai đứa cháu nhỏ khác đang sống ở
nhà để sấy những quả sung và thu hoạch các giàn nho mà họ sẽ đem nho khô
ra bán ở Naples. "Chỉ một vài mái chèo nữa thôi, ông ta nói thêm, là
chúng ta sẽ được uống nước từ nguồn suối còn trong hơn cả rượu vang của
đảo Ischia." Những lời này làm cho chúng tôi lên can đảm, vì chúng tôi
còn phải chèo thuyền khoảng một dặm nữa dọc theo bờ phía phải đầy bọt
sóng của Procida. Thỉnh thoảng cậu bé lại nâng cao ngọn đuốc của mình
lên và lắc qua lắc lại. Ngọn đuốc rọi cái ánh sáng ảm đạm của nó lên các
hòn đá, và cho chúng tôi thấy chỗ nào cũng là bức tường đá không tấp
vào được. Cuối cùng, ở một chỗ ngoặt của mũi đá hoa cương nhô ra biển
như hình dáng một cái pháo đài, chúng tôi thấy vách tường đá oằn xuống
và lõm vào một chút như lỗ mẻ của một bức tường rào; một cái bẻ tay lái
làm cho chúng tôi rẽ phải vô bờ biển, vài ba mái chèo cuối cùng đưa con
thuyền mệt nhoài của chúng tôi lọt vào giữa hai bãi đá ngầm, nơi mà các
làn sóng đang sủi bọt lên trên một cái trũng cạn.
XII
Mũi
thuyền, khi chạm vào đá đã phát ra một tiếng kêu khô khan và vang rân
như tiếng rạn nứt của một tấm ván bị rơi bẹt xuống và bể ra. Tất cả
chúng tôi nhảy xuống biển, tìm mọi cách neo thuyền bằng mấy sợi dây
thừng còn lại, và sau đó chúng tôi đi theo ông già và cậu bé đi phía
trước chúng tôi.
Chúng
tôi leo lên một loại đường dốc hẹp dựa theo vách đá, nơi có những bậc
cấp không đều nhau được đục vào trong đá và rất trơn trợt vì bụi nước từ
biển. Cái bậc thang đá sắc cạnh này, đôi khi bị hụt chỗ đặt chân thì
lại được thay thế bằng vài bậc cấp giả được tạo ra bằng cách cắm đầu
nhọn của những cây sào dài vào các lỗ của tường, và thảy lên trên cái
sàn rún rẩy này những tấm ván sơn hắc ín của các tàu thuyền cũ hoặc
những bó cành cây dẻ gai còn nguyên cả lá khô.
Sau
khi leo lên từ từ khoảng bốn hoặc năm trăm bậc cấp, chúng tôi thấy mình
ở trong một cái sân lửng nhỏ có lan can bao quanh bằng đá màu xám.
Ở
cuối sân mở ra hai cái vòm khung tối om dường như để dẫn đến một căn
hầm. Phía trên những cái vòm khung lớn này là hai cái vòm khung tròn và
bẹt ra theo chiều rộng chống đỡ một cái mái sân thượng, xung quanh rìa
đặt đầy những chậu cây hương thảo và cây húng quế. Dưới các vòm khung,
chúng tôi thấy một cái hành lang theo kiểu quê treo lủng lẳng những chùm
bắp óng ánh dưới ánh trăng, giống như những chiếc đèn treo nhiều ngọn
bằng vàng.
Một
cánh cửa bằng ván ghép sơ sài mở ra phía hành lang này. Khoảnh đất ngôi
nhà tọa lạc không bằng phẳng mà về phía phải cao dần lên ngang với
chiều cao của cái hành lang. Một cây sung lớn và vài gốc nho cong queo
từ đó bò nghiêng lên đến phía trên góc nhà, làm cho lá và trái của chúng
chen lẫn dưới các cửa vòm của cái hành lang và chỉa vài ba tràng lá bò
ngoằn ngoèo trên bức tường đỡ các vòm khung. Các nhánh của chúng rũ
xuống lưng chừng như những chấn song nơi hai cái cửa sổ thấp mở ra khu
vườn kiểu này, và nếu như không có mấy cái cửa sổ đó, người ta có thể
lầm tưởng căn nhà lớn, hình vuông và thấp, là một khối đá xám của bờ
biển này, hoặc là một trong những khối dung nham đã nguội cứng mà cây
hạt dẻ, dây trường xuân và dây nho leo chen vào và vùi lấp các cành
nhánh, và là nơi mà các người trồng nho ở Castellammare hoặc ở Sorrente
vẫn đào một cái hang có cửa đóng để cất giữ rượu vang bên cạnh các gốc
nho đã sinh ra nó.
Thở
hổn hển vì mới leo xong cái dốc dài và dựng đứng dưới sức nặng của
những mái chèo vác trên vai, ông già và chúng tôi dừng lại một chút để
lấy lại hơi thở tại cái sân này.
Nhưng
cậu bé thì ném cái mái chèo của mình lên một đám bụi rậm và leo thoăn
thoắt lên bậc cấp và vừa đập vào một cái cửa sổ bằng cây đuốc còn cháy
đỏ của mình, vừa gọi bà nội và chị mình bằng một giọng vui vẻ: "Bà ơi,
chị ơi! Madre! Sorellina! cậu bé kêu lớn lên, Gaetana! Graziella! thức
dậy đi, mở cửa ra, nội đây, em đây, mấy người khách lạ cùng đi chung với
bọn em đây." Chúng tôi nghe một giọng nói còn ngái ngủ, nhưng trong
trẻo và dịu dàng, thốt ra một cách không rõ ràng vài tiếng ngạc nhiên từ
phía cuối nhà. Sau đó, cánh cửa của một cửa sổ được đẩy cho hé ra bởi
một cánh tay trần với làn da màu trắng lộ ra ngoài cái tay áo bay lất
phất, và nhờ ánh sáng của ngọn đuốc mà cậu bé nhón gót chân để nâng cao
lên về phía cửa sổ, chúng tôi nhìn thấy khuôn mặt mừng rỡ của một cô
gái trẻ xuất hiện giữa các cánh cửa sổ đã được mở rộng hơn.
Bị
đánh thức bất chợt giữa giấc ngủ bởi tiếng gọi của người em trai,
Graziella đã không kịp nghĩ cũng không có thời gian để sửa soạn. Cô ta
vội vã phóng chân trần đến cửa sổ trong bộ dáng xộc xệch khi nằm ngủ
trên giường của mình. Mái tóc đen dài của cô ta, nửa rũ xuống một bên
má, nửa kia vắt quanh cổ, bị gió thổi mạnh hất qua bờ vai bên kia làm
cho tóc đập vào cánh cửa sổ hé mở, rồi quay trở lại quất vào mặt cô ta
như cánh của một con quạ đang đập gió.
Giơ
cao hai khuỷu tay, cô gái dụi đôi mắt của mình bằng cả hai mu bàn tay,
và vuôn vai với cử chỉ đầu tiên của một đứa bé khi vừa thức dậy và muốn
xua đi cơn buồn ngủ. Cái áo sơ mi của cô ta thắt quanh cổ nên chỉ cho
nhìn thấy dưới lớp vải một vóc người dong dỏng cao và mảnh mai mới hơi
phát triển những nét uyển chuyển của tuổi thanh xuân.
Đôi
mắt lớn hình trái xoan, có màu vừa như sẫm đen và màu xanh của biển,
làm dịu đi cáí ánh sáng tỏa ra trong lúc nhìn nhờ sự ướt át và sự hòa
hợp theo một tỷ lệ đồng đều trong đôi mắt của một người phụ nữ vừa có
tâm hồn dịu dàng vừa có sức mạnh của niềm đam mê. cái màu tuyệt vời mà
những đôi mắt của phụ nữ châu Á và Ý vay mượn nơi ngọn lửa nồng nàn
trong những ngày nồng cháy, và màu thiên thanh quang đãng của bầu trời,
của biển và của đêm tối của họ. Môi má đầy đặn, tròn trịa với đường viền
rắn rỏi, nhưng màu da có hơi mét và hơi xạm nâu do khí hậu chứ không
phải cái màu tái mét ốm yếu của người miền Bắc, mà là cái màu trắng khoẻ
mạnh của những người miền Trung Ý, giống như màu của đá cẩm thạch đã
trải qua hàng thế kỷ giãi dầu với sóng và gió. Miệng với đôi môi mở và
dày hơn môi của những phụ nữ trong khí hậu của chúng tôi, có những nếp
thơ ngây và hiền hậu. Răng ngắn, nhưng trắng bóng, ngời lên trước ánh
sáng bập bùng của ngọn đuốc giống như những vảy xa cừ ở bờ biển dưới ánh
sáng lấp lánh của mặt trời rọi trên nước.
Trong
khi nói chuyện với em trai của mình, lời nói của cô ta nhanh lẹ, hơi
chát và có dấu giọng bị gió cuốn đi một nửa nên chỉ nghe vang vang như
một điệu nhạc bên tai chúng tôi. Diện mạo cô ta cũng linh hoạt như ánh
sáng của ngọn đuốc đang rọi lên cô ta, trong một phút chuyển từ ngạc
nhiên qua sợ hãi, từ sợ hãi qua mừng vui, từ sự dịu dàng đến tươi cười,
sau đó, nhìn thấy chúng tôi phía sau thân cây sung lớn, cô ta lúng túng
rời cửa sổ, buông tay cho cánh cửa sổ tự do va đập vào bức tường; cô ta
chỉ dành thời gian đủ để đánh thức bà nội mình và ăn mặc sơ qua rồi đến
mở cánh cửa dưới vòm khung cho chúng tôi và cảm động ôm hôn ông nội và
em trai mình.
XIII
Một
lúc sau bà mẹ già xuất hiện trong tay cầm một ngọn đèn đất đỏ rọi lên
khuôn mặt gầy gò và nhợt nhạt với mái tóc cũng bạc trắng như những sợi
len quấn quanh lõi ở trên bàn. Bà ta hôn bàn tay của chồng và trán cậu
bé. Tất cả câu chuyện đã xảy ra được kể trong những dòng này chỉ được
những người trong gia đình nghèo này trao đổi cho nhau bằng một vài lời
nói và cử chỉ.
Chúng
tôi không nghe được tất cả. Chúng tôi đứng hơi tách riêng ra một chút
để tránh gây phiền hà giây phút bộc lộ tình cảm giữa những kẻ là chủ nhà
của chúng tôi. Họ là những kẻ nghèo, còn chúng tôi là những người xứ
lạ: chúng tôi phải nể nang họ. Thái độ chọn cho mình một chỗ đứng sau
cuối gần cánh cửa ra vào của chúng tôi đã âm thầm chứng minh cho họ thấy
điều ấy. Thỉnh thoảng Graziella lại ném một cái nhìn ngạc nhiên và như
từ sâu thẳm của một giấc mơ về phía chúng tôi. Khi người cha đã kể xong,
người mẹ già sụp gối xuống gần lò sưởi; Graziella, leo lên sân thượng
ngắt một cành hương thảo và một ít hoa cam với những cánh hoa hình ngôi
sao lớn màu trắng; cô ta lấy một chiếc ghế, đặt bó hoa được cài bằng
những cây kẹp dài rút ra từ mái tóc của mình trước một bức tượng Đức Mẹ
nhỏ ám khói đặt phía trên cửa ra vào, phía trước có một ngọn đèn đang
cháy. Chúng tôi hiểu ngay đó là một hành động tạ ơn thánh quan thầy
thiêng liêng đã cứu ông nội và em trai của mình, và chúng tôi cũng dự
phần vào sự tạ ơn với cô ta.
XIV
Bên
trong của căn nhà cũng trơ trụi và trông giống tảng đá như bên ngoài.
Những bức tường không tô, chỉ được sơn trắng lên một chút bằng vôi.
Những con thằn lằn bị ánh sáng đánh thức bỏ chạy trốn và gây lào xào
trong các khe hở của đá và dưới các lá dương xỉ dùng làm giường cho trẻ
em. Người ta cũng nhìn thấy có những cái đầu nhỏ màu đen ló ra và đôi
mắt loé sáng lên lo lắng nơi những tổ én treo trên cái rầm phủ bằng vỏ
cây làm thành mái nhà. Graziella và bà nội ngủ chung trong căn phòng thứ
hai trên chiếc giường độc nhất phủ bẳng những mảnh vải buồm. Trên sàn
nhà vương vãi những giỏ trái cây và một cái yên thồ dùng cho con la.
Người
ngư phủ già quay qua chúng tôi với một vẻ như ngượng ngập trong khi chỉ
tay cho thấy cảnh nghèo nàn trong căn nhà của mình; sau đó ông ta dẫn
chúng tôi lên sân thượng, chỗ được xem là nơi vinh dự đối với người dân
Đông phương và vùng Trung Ý. Nhờ sự phụ lực của cậu bé và Graziella, ông
ta đã làm ra một cái mái che bằng cách gác một đầu các mái chèo của
chúng tôi lên lan can tường sân thượng, đầu kia trên sàn. Ông ta phủ kín
nơi trú ngụ này với chừng chục bó nhánh cây hạt dẻ vừa mới cắt ở trên
núi; mở vài bó dương xỉ rải ra dưới cái mái che này, mang đến cho chúng
tôi hai miếng bánh mì, nước uống và những quả sung tươi, và ông ta mời
chúng tôi nghỉ ngơi.
Những
sự mệt nhọc và cảm xúc trong ngày làm cho chúng tôi lăn đùng ra ngủ
một cách say sưa. Khi chúng tôi thức dậy, những con én đã kêu vang quanh
chỗ nằm của chúng tôi trong khi lượn sát sân thượng để ăn cắp các mẩu
bánh vụn trong bữa ăn tối của chúng tôi, và mặt trời đã lên cao trên bầu
trời, hun nóng những bó lá cây dùng làm mái nhà như một cái lò.
Chúng
tôi nằm dài trên cái nệm lá dương xỉ của chúng tôi một hồi lâu trong
trạng thái nửa tỉnh nửa thức vẫn thường làm cho con người tinh thần cảm
nhận và suy nghĩ trước khi con người thể xác có can đảm đứng lên và hành
động. Chúng tôi trao đổi với nhau một vài lời không rõ tiếng, bị đứt
đoạn từng hồi im lặng dài và rơi vào lại trong giấc mơ. Chuyến đi đánh
cá ngày hôm qua, chiếc thuyền chòng chành dưới chân chúng tôi, biển động
điên cuồng, những bờ đá không thể nào tấp vảo được, khuôn mặt Graziella
giữa hai cánh cửa sổ dưới ánh sáng của ngọn đuốc nhựa thông: tất cả
những hình ảnh này chòng chéo lên nhau, lẫn lộn vào nhau, rối loạn với
nhau trong đầu óc chúng tôi.
Tiếng
nức nở và những lời trách móc của bà mẹ già đang nói chuyện với chồng
trong nhà kéo chúng tôi ra khỏi cơn buồn ngủ chập chờn. Cái ống khói lò
sưởi ăn thông lên sân thượng đã đưa tiếng nói và một vài câu chuyện đến
tai chúng tôi.
Bà
già nghèo đang than thở về sự mất mát những cái bình đựng nước, cái
neo, những dây thừng còn mới, và đặc biệt nhất là hai cánh buồm đẹp do
chính tay bà ta xe bằng sợi gai của mình, và chúng tôi đã dã man ném
chúng xuống biển để cứu mạng sống của chúng tôi.
"Có
việc gì mà ông phải rước hai kẻ xa lạ, hai tên người Pháp đó đi theo
ông? bà ta nói với ông lão đang sửng sờ và nín lặng. Ông không biết rằng
đó là mấy kẻ ngoại đạo và họ mang theo sự bất hạnh và sự nghịch đạo với
họ? Thánh thần đã trừng phạt ông. Họ đã cướp đi tài sản của chúng ta;
tuy nhiên cũng phải cảm ơn họ chưa cướp mất linh hồn của chúng ta." Ông
già đáng thương không còn biết phải trả lời như thế nào nữa. Nhưng
Graziella, với sự nóng nảy bồng bột của một đứa trẻ và cái tư thế được
bà nội cho phép trong tất cả mọi chuyện, nổi lên chống lại những lời chỉ
trích bất công này, và đứng về phe ông già:
"Ai
nói với nội rằng những người ngoại quốc này là người ngoại đạo? Cô ta
đáp lời bà nội. Những người ngoại đạo có bao giờ tỏ vẻ trắc ẩn đối với
những người nghèo không? Người ngoại đạo có làm dấu thánh giá trước
tượng các thánh như chúng ta không? Thưa nội, cháu nói cho nội biết là
ngày hôm qua khi nội quỳ gối để cảm tạ Chúa, và khi cháu dâng bó hoa lên
tượng Đức Mẹ, cháu thấy họ đã cúi đầu như thể họ cũng cầu nguyện, làm
dấu thánh giá trên ngực họ, và thậm chí cháu còn nhìn thấy cả một giọt
nước mắt ứa ra long lanh trong mắt của người trẻ nhất và rơi xuống tay
anh ta.
- Đó chỉ là giọt nước biển từ mái tóc của nó rơi xuống, bà già cãi lại một cách chua chát.
- Còn cháu, cháu nói với nội đó là một giọt nước mắt, Graziella tức giận cãi lại.Từ lúc ở dưới bãi lên đến đỉnh bờ đá, gió thổi đủ thời gian để làm khô tóc của họ. Nhưng gió không làm khô được trái tim. Và thưa nội, cháu xin nói cho nội biết, mắt họ đã ướt." Chúng tôi hiểu ngay rằng chúng tôi đã có một nữ quan thầy đầy quyền năng trong nhà vì bà già không trả lời và cũng không thầm thì nữa.
- Còn cháu, cháu nói với nội đó là một giọt nước mắt, Graziella tức giận cãi lại.Từ lúc ở dưới bãi lên đến đỉnh bờ đá, gió thổi đủ thời gian để làm khô tóc của họ. Nhưng gió không làm khô được trái tim. Và thưa nội, cháu xin nói cho nội biết, mắt họ đã ướt." Chúng tôi hiểu ngay rằng chúng tôi đã có một nữ quan thầy đầy quyền năng trong nhà vì bà già không trả lời và cũng không thầm thì nữa.
XV
Chúng
tôi vội vã đi xuống để cảm ơn gia đình nghèo này về lòng hiếu khách mà
chúng tôi đã hưởng. Chúng tôi thấy người ngư phủ, bà mẹ già, Beppo,
Graziella và ngay cả mấy đứa nhỏ, đang sửa soạn đi xuống bờ biển để thăm
chiếc thuyền bị bỏ lại ngày hôm trước và coi thử nó có được cột buộc
đầy đủ để chống chỏi với thời tiết xấu hay không, bởi vì cơn bão vẫn còn
tiếp tục. Chúng tôi cùng đi xuống với họ, mặt cúi xuống, nhút nhát như
những người khách đã tạo cơ hội cho một sự bất hạnh trong một gia đình
và không biết chắc chắn những cảm nghĩ của người ta đối với mình về điều
này như thế nào.
Người
ngư phủ và vợ ông ta đi trước chúng tôi vài bước; Graziella, một tay
nắm giữ tay một em nhỏ và một tay bồng đứa em kia của mình nối theo sau.
Chúng tôi im lặng đi sau cùng. Tại khúc quanh cuối cùng của con dốc,
nơi mà người ta nhìn thấy những bãi đá ngầm vốn bị cạnh của vách đá che
khuất, chúng tôi nghe một tiếng kêu đau đớn thốt ra cùng một lúc từ
miệng của người ngư phủ và bà vợ của mình. Chúng tôi thấy họ đưa cao
cánh tay trần của mình lên trời, vặn vẹo đôi bàn tay như lên cơn co giật
trong tuyệt vọng, đập nắm tay của mình lên trán và mắt mình và rứt
những nhúm tóc bạc mà gió cuốn bay quay cuồng sát vào các tảng đá.
Graziella
và mấy đứa nhỏ cũng lập tức hùa theo những tiếng than khóc này. Tất cả
nhào xuống như những người mất trí khi vượt qua những bậc cuối cùng của
con dốc dẫn đến bãi đá ngầm, tiến ra tận bờ rìa các bọt sóng mà những
con sóng lớn đuổi tràn lên mặt đất và rơi xuống trên bãi, kẻ thì quỳ
xuống, người thì ngã bật ngửa ra, bà già thì hai tay úp mặt còn đầu gục
trên cát ướt.
Chúng
tôi lặng ngắm cảnh tuyệt vọng này từ trên cao của mỏm đá nhỏ cuối cùng,
không còn sức để tiến thêm hoặc lui trở lại. Chiếc thuyền được buộc vào
tảng đá nhưng đuôi thuyền không có neo để giữ lại, đã bị những con sóng
nâng lên trong đêm và làm cho nó vỡ tan thành từng mảnh khi va đập vào
các mỏm đá ngầm mà lẽ ra phải che chở cho nó. Phân nửa con thuyền đáng
thương vẫn còn nguyên nhờ có sợi dây thừng cột vào tảng đá mà ngày hôm
qua chúng tôi đã cột nó vào. Nó vật vã với một âm thanh buồn thảm như
tiếng kêu của những con người bị đắm đang lịm tắt trong tiếng rên rỉ
khàn khàn và tuyệt vọng. Những phần khác của chiếc thuyền, đuôi thuyền,
cột buồm, khung thuyền, những tấm ván sơn, rải rác đây đó trên bãi cát
sỏi, giống như những phần thân thể của các xác chết bị chó sói xâu xé
sau một trận chiến. Khi chúng tôi đến bãi biển, người ngư phủ già đang
bận rộn chạy theo hết mảnh vỡ này đến mảnh vỡ khác. Ông ta lượm lên,
nhìn chúng bằng con mắt thờ ơ, rồi lại thả cho rơi xuống chân mình để đi
xa hơn.
Graziella
thì ngồi bệt xuống đất, đầu gục trên tấm tạp dề của mình mà khóc. Mấy
đứa bé đi chân trần trên biển vừa chạy vừa la khóc sau những mảnh ván vỡ
mà chúng đang cố gắng dìu vào bờ.
Về
phần bà già thì vẫn không ngừng rên rỉ và vừa nói vừa rên rỉ. Chúng tôi
chỉ nghe được những tiếng nhấn giọng lộn xộn và nhũng mẩu than van xé
rách bầu không khí và làm đứt cả ruột: "Ôi biển hung dữ! biển điếc! biển
xấu xa hơn cả quỷ địa ngục! biển không có lòng và không có danh dự!" bà
ta gào lên với những từ ngữ của sự chửi rủa, tay khép chặt nắm đấm của
mình chỉ vào những con sóng, "Tại sao tụi bay không cướp luôn chúng tao?
Tất cả chúng tao? Một khi tụi bay đã cướp đi cái nồi cơm của chúng tao?
Này! Này! Này! Hãy cướp tao đi, ít ra cũng từng mảnh, một khi tụi bay
không cướp được tao nguyên vẹn!" Và trong khi nói những lời này, bà ta
đã nhổm mình đứng dậy, ném những mảnh vải áo dài và những nhúm tóc của
mình xuống biển. Bà ta làm những cử chỉ đánh đập làn sóng, giậm chân
trong bọt sóng, sau đó, hết tức giận lại chuyển sang than vãn và từ sự
giằng giật qua sự mủi lòng, bà ta ngồi lại xuống cát, tựa trán vào hai
lòng bàn tay, và khóc lóc trong khi nhìn những mảnh ván rời rạc va đập
vào đá ngầm.
"Tội
nghiệp cho con thuyền!" Bà ta kêu lên như thể các mảnh vỡ của con
thuyền là những phần thân thể của một kẻ thân yêu vừa mới bị mất cảm
giác, "phải chăng đây là số phận mà ta mang lại cho ngươi? phải chăng ta
cũng nên chìm đắm theo với ngươi? Bị chìm đắm cùng nhau như chúng ta đã
cùng sống? Xem kìa! từng mảnh, mẩu vụn, bụi, còn đang than khóc, đang
oằn oại trên bãi đá ngầm mà ngươi đã gọi ta suốt cả đêm, và nơi mà lẽ ra
ta phải đến cứu ngươi! ngươi nghĩ thế nào về ta? ngươi đã giúp ta hết
lòng, và ta đã phản bội ngươi, bỏ rơi ngươi, đánh mất ngươi! Đánh mất
nơi kia, ngay gần bên nhà, trong tầm nghe được tiếng của chủ ngươi! bị
quẳng lên bờ như cái xác chết của một con chó trung thành mà làn sóng đã
ném cho nó quay trở lại dưới chân người chủ đã nhận chìm nó cho chết
đuối!" Rồi những giọt nước mắt làm bà ta nghẹn lời, sau đó bà ta lại
tiếp tục lần luợt kể ra đầy đủ những phẩm chất của con thuyền của bà ta,
và tất cả số tiền đã chi phí vào nó, và tất cả những kỷ niệm đã gắn
liền bà ta với những mảnh vỡ đáng thương đang bập bềnh trôi này.
"Có
phải vì điều này, bà ta nói, mà ta đã tu bổ và sơn sửa lại nó thật tốt
sau mùa đánh cá ngừ vừa qua không? Có phải đây là lý do tại sao thằng
con trai tội nghiệp của ta trước khi chết và để lại cho ta ba đứa con
không có cha không có mẹ, đã tạo dựng ra nó gần như hoàn toàn do chính
tay của mình với biết bao công sức và tình yêu? Khi ta đến để lấy các
giỏ cá trong khoang, ta nhận ra tiếng rìu của nó trong gỗ, và ta đã hôn
lên đó để tưởng nhớ nó. Bây giờ thì chỉ có mấy con cá mập và những con
cua của biển hôn nó thôi! Trong những buổi tối mùa đông, nó đã tự mình
khắc với con dao của mình, tượng thánh Phan-xi-cô trên một miếng ván, và
nó đã gắn lên mũi thuyền để gìn giữ con thuyền trong những khi thời
tiết xấu. Ôi thánh thần không thương xót! Làm thế nào để biết thánh cũng
thấy? Thánh đã làm gì cho con trai của tôi, vợ nó và chiếc thuyền mà nó
đã để lại cho chúng tôi để nuôi sống mấy đứa con tội nghiệp của nó? Làm
thế nào để nó tự gìn giữ chính mình, và nó ở đâu, hình ảnh của nó, nạn
nhân của các con sóng?"
"Bà
ơi! Bà ơi! một trong mấy đứa trẻ kêu lên trong khi lượm được một mảnh
gỗ của chiếc thuyền bị sóng giạt lên cạn trên bãi cát sỏi giữa hai hòn
đá, tượng thánh kìa!"
Bà
già đáng thương quên tất cả sự giận dữ, tất cả những lời báng bổ của
mình, chân dầm trong nước nhào tới phía mấy đứa trẻ nắm lấy mảnh ván do
con trai mình khắc và áp vào đôi môi của mình trong khi nước mắt rơi đầy
lên bức tượng. Sau đó bà ta đi lên bãi cát ngồi xuống lại và không nói
gì nữa.
XVI
Chúng
tôi giúp Beppo và ông già thu lượm từng mảnh một của tất cả chiếc
thuyền bị vỡ. Chúng tôi kéo cái lườn thuyền bị cụt vào sâu hơn nữa trên
bãi. Chúng tôi chất các mảnh vụn thành một đống, vì một số ván và các
nẹp sắt có thể còn được những con người nghèo này xử dụng lại; chúng tôi
lăn nó lên trên những tảng đá lớn cốt để cho những con sóng cao cũng
không làm cho những gì thân thiết còn lại của con thuyền bị tản lạc mất,
và chúng tôi lại đi lên, buồn bã và rất xa phía sau các chủ nhà của
chúng tôi để trở về lại căn nhà. Sự thiếu vắng tàu bè và tình hình của
biển không cho phép chúng tôi ra đi. Sau khi ăn uống mà mắt thì nhìn
xuống và miệng không nói một lời, một miếng bánh mì và sữa dê mà
Graziella đã mang lại cho chúng tôi ở gần giếng nước, dưới gốc sung,
chúng tôi để cả nhà yên trong nỗi tang thương của họ, và chúng tôi bắt
đầu đi dạo theo những giàn nho cao lớn và dưới những cây ô liu trong
vùng đất cao của đảo.
XVII
Chúng
tôi gần như không nói gì với nhau, bạn tôi và tôi, nhưng chúng tôi có
cùng một ý nghĩ và theo bản năng, chúng tôi cứ chọn tất cả các đường
mòn nhằm về mũi phía đông của đảo mà đi và tất nhiên sẽ đưa chúng tôi
đến thị trấn tiếp theo của Procida.
Vài
người chăn dê và vài cô gái trẻ trong y phục Hy Lạp đội trên đầu những
hũ dầu mà chúng tôi gặp dọc đường đã nhiều lần chỉ cho chúng tôi biết
theo đúng đường. Cuối cùng sau một giờ đi bộ chúng tôi đã đến thị trấn.
"Đúng là một cuộc phiêu lưu buồn thảm, bạn tôi nói với tôi.
- Cần phải chuyển hóa nó thành niềm vui cho những con người hiền lành này, tôi trả lời.
- Tôi đã nghĩ đến chuyện này, bạn tôi nói tiếp trong khi lắc cho một số khá nhiều đồng tiền vàng kêu leng keng trong thắt lưng bằng da của mình.
- Và tôi cũng vậy, nhưng tôi chỉ có năm hoặc sáu đồng vàng trong túi của tôi thôi. Tuy nhiên tôi cũng dự một nửa phần trong việc gây ra đau khổ thì tôi cũng phải chịu nửa phần trong việc thực hiện sự đền bù.
- Trong hai chúng ta, tôi là kẻ giàu hơn, bạn tôi nói; tôi có một ngân khoản khả dụng tại một ngân hàng ở Naples. Tôi sẽ ứng trước tất cả. Chúng ta sẽ thanh toán với nhau sau tại Pháp.
- Tôi đã nghĩ đến chuyện này, bạn tôi nói tiếp trong khi lắc cho một số khá nhiều đồng tiền vàng kêu leng keng trong thắt lưng bằng da của mình.
- Và tôi cũng vậy, nhưng tôi chỉ có năm hoặc sáu đồng vàng trong túi của tôi thôi. Tuy nhiên tôi cũng dự một nửa phần trong việc gây ra đau khổ thì tôi cũng phải chịu nửa phần trong việc thực hiện sự đền bù.
- Trong hai chúng ta, tôi là kẻ giàu hơn, bạn tôi nói; tôi có một ngân khoản khả dụng tại một ngân hàng ở Naples. Tôi sẽ ứng trước tất cả. Chúng ta sẽ thanh toán với nhau sau tại Pháp.
XVIII
Trong
khi nói chuyện với nhau như vậy, chúng tôi nhẹ nhàng thả bộ xuống những
con đường dốc của phố xá ở Procida. Chúng tôi đến ngay bến cảng.
Đây
là tiếng người ta gọi cái bãi biển nằm cạnh vũng tàu đậu hoặc bến cảng ở
vùng quần đảo và các bờ biển của Ý. Tàu thuyền của Ischia, Procida và
Naples, mà cơn bão ngày hôm qua đã buộc phải tìm nơi trú ẩn trong vùng
biển này đậu đầy bãi biển. Các thủy thủ và ngư dân đang ngủ dưới ánh mặt
trời, trong tiếng sóng thưa giảm dần, hoặc ngồi từng nhóm chuyện trò
với nhau trên con đê chắn sóng. Nhìn trang phục và chiếc mũ len màu đỏ
bao phủ mái tóc của chúng tôi, họ lầm tưởng chúng tôi là những thủy thủ
trẻ của tàu Toscane hoặc tàu Gênes, một trong những tàu buồm chở dầu
hoặc rượu vang của Ischia vừa cặp bến ở Procida.
Chúng
tôi đưa mắt lướt qua khắp bãi tìm kiếm một chiếc thuyền chắc chắn, có
trang bị buồm mà chỉ cần hai người cũng có thể điều khiển dễ dàng, còn
kích thước cũng như hình dạng thì càng gần giống với chiếc thuyền mà
chúng tôi vừa mất càng tốt. Chúng tôi không mấy khó khăn để tìm ra nó.
Đó là một chiếc thuyền thuộc về một ngư dân giàu có trên đảo, và ông ta
còn sở hữu một số thuyền khác nữa. Chiếc này chỉ mới được đem ra xử dụng
vài tháng nay thôi.
Nhờ mấy chú bé chỉ nhà, chúng tôi liền tìm đến gặp người chủ.
Ông
này là một người vui vẻ, nhạy cảm và hiền lành. Ông ta xúc động trước
câu chuyện mà chúng tôi kể cho ông ta nghe về cái thảm cảnh của đêm hôm
qua và nỗi tuyệt vọng của một đồng hương nghèo của mình ở Procida. Tuy
không thiệt thòi một đồng nào trên giá cả, nhưng ông ta cũng không nâng
cao trị giá con thuyền của ông ta, và cuộc mặc cả được ngã ngũ với cái
giá ba mươi hai đồng vàng mà anh bạn tôi trả bằng tiền mặt. Nhờ có số
tiền này, chiếc thuyền và một số trang thiết bị hoàn toàn mới, mấy chiếc
buồm, chum vại, dây thừng, chiếc mỏ neo bằng sắt đã thuộc về chúng
tôi.
Chúng
tôi cũng mua tại một cửa hàng ở bến cảng để bổ sung vào số trang thiết
bị này hai cái áo khoác trùm đầu len màu đỏ hung, một cho ông già, chiếc
kia cho cậu bé, chúng tôi thêm vào nhiều thứ lưới dùng đánh các loại cá
khác nhau, các giỏ đựng cá, và một vài thứ gia dụng kềnh càng dành cho
mấy bà nội trợ. Chúng tôi giao ước với chủ bán là ngày hôm sau chúng tôi
sẽ trả thêm cho ông ta ba đồng vàng nếu chiếc thuyền được di chuyển
ngay hôm đó đến điểm bờ biển mà chúng tôi chỉ định. Thấy gió đã giảm và
mặt đất cao của hòn đảo che chở cho biển phía bên đó cũng đỡ bị gió, ông
ta bằng lòng, và chúng tôi lại khởi hành theo đường bộ trở về lại ngôi
nhà của Andrea.
XIX
Chúng
tôi từ từ đi, ngồi lại dưới mọi cây cao, trong bóng mát của mọi giàn
nho, chuyện trò, mơ mộng, mua bán với tất cả các trẻ em Procitane những
giỏ quả sung, quả sơn tra, nho mà chúng mang theo, và để cho trôi qua
ngày giờ. Lúc đến đỉnh cao của một mũi đất nhô ra biển, chúng tôi nhận
thấy con thuyền của chúng tôi lướt thoáng qua dưới bóng của bờ vách đá,
chúng tôi liền bước nhanh để đến nơi cùng một lúc với các tay chèo
thuyền.
Không
một tiếng bước chân hoặc tiếng nói nào trong ngôi nhà nhỏ và trong khu
vườn nho bao quanh. Hai con bồ câu xinh đẹp với đôi chân lớn đầy lông và
đôi cánh trắng lốm đốm đen, đang mổ những hạt ngô trên lan can tường
sân thượng là dấu chỉ duy nhất của sự sống làm cho ngôi nhà linh hoạt.
Chúng tôi leo lên mái nhà không gây một tiếng động; chúng tôi thấy cả
gia đình đang ngủ say sưa tại đây. Ngoại trừ mấy đứa bé mà những cái đầu
xinh xắn gối bên nhau trên cánh tay của Graziella, mọi người ngủ trong
thái độ bị suy sụp do nỗi đau buồn gây ra. Bà mẹ già thì gục đầu trên
đầu gối của mình, và hơi thở yếu ớt dường như vẫn còn thổn thức. Người
cha nằm duỗi trên lưng, hai tay chéo vào nhau, ngay dưới ánh mặt trời.
Những con én khi bay đã liệng sát cả vào mái tóc màu xám của ông ta.
Ruồi đậu cả lên trán đầy mồ hôi của ông ta. Hai vết hõm nhăn kéo dài
ngoằn ngoèo tới miệng chứng tỏ sức mạnh của người đàn ông nơi ông ta đã
sụp đổ và ông ta đã ngủ thiếp đi trong nước mắt.
Cảnh
tượng này làm cho chúng tôi đứt ruột. Ý tưởng về sự hạnh phúc mà chúng
tôi sắp đền trả cho những con người đáng thương này an ủi chúng tôi.
Chúng
tôi đánh thức họ dậy. Chúng tôi thảy vào chân của Graziella và mấy đứa
em nhỏ của cô ta, trên sàn sân thượng, nào là bánh mì mới làm, pho mát,
thịt muối, nho, cam, sung mà chúng tôi đã mua dọc đường. Cô gái trẻ và
mấy đứa bé không dám đứng dậy giữa cơn mưa sung túc như từ trời rơi
xuống xung quanh mình. Người cha cám ơn chúng tôi thay cho gia đình. Bà
mẹ già thì nhìn tất cả những thứ này với con mắt đờ đẫn. Diện mạo bà ta
thì lại tỏ ra vẻ gần như là tức giận hơn là thờ ơ.
"Nào,
bác Andrea ạ, bạn tôi nói với ông già, không lẽ người ta cứ khóc lóc
mãi về cái điều mà họ có thể mua lại bằng sức lao động và lòng can đảm.
Còn có ván trong các khu rừng và cánh buồm nơi những cây gai dầu đang
mọc lên. Chỉ có cuộc sống của con người mà nỗi đau buồn làm cho mòn mỏi
mới không hồi sinh được thôi. Một ngày của nước mắt làm tiêu hao sức lực
còn nhiều hơn cả một năm làm việc. Hãy đi xuống với chúng tôi, với vợ
bác và các con của bác. Chúng tôi là thủy thủ của bác, chúng tôi sẽ giúp
bác chiều nay đem lên sân những mảnh vỡ của chiếc thuyền bị đắm. Bác sẽ
dùng chúng làm hàng rào, giường ngủ, bàn tủ cho gia đình. Những cái này
sẽ làm cho bác một ngày nào đó thấy mình được ngủ yên trong tuổi già
giữa những tấm ván mà một thời từng ru bác bập bềnh trên sóng nước. -
Cầu cho chúng chỉ có thể làm quan tài cho chúng tôi! "Bà mẹ già lầm bầm
trong miệng.
XX
Tuy
vậy họ cũng nhổm dậy và tất cả theo sau chúng tôi đi chầm chậm theo các
bậc cấp xuống bờ biển, nhưng chúng tôi nhận thấy khung cảnh của biển và
âm thanh của sóng làm họ khó chịu. Tôi sẽ không cố gắng để mô tả sự
ngạc nhiên và niềm vui của những kẻ đáng thương này khi họ từ trên cao
của bậc thềm chót của con dốc, chợt nhìn thấy chiếc thuyền mới xinh đẹp,
sáng lên dưới ánh mặt trời và được kéo lên cạn nằm trên cát bên cạnh
các mảnh vỡ của chiếc thuyền cũ, và bạn tôi bảo họ: "Đó là của hai
bác!» Tất cả bọn họ như sửng sốt về cùng một niềm vui và đều sụp xuống
trên đầu gối của mình ngay tại chỗ minh đang đứng để cảm ơn Chúa trước
khi tìm được lời lẽ để cảm ơn chúng tôi. Nhưng hạnh phúc của họ là đã đủ
cảm ơn chúng tôi rồi.
Họ
đứng dậy khi nghe có tiếng bạn tôi gọi. Họ phóng chân chạy nhanh lại
chỗ chiếc thuyền. Thoạt tiên họ đi vòng từ xa xa xung quanh chiếc thuyền
một cách kính cẩn, như thể họ sợ đó chỉ là một cái gì huyền diệu và sẽ
tan biến đi như một vật hư ảo. Sau đó, họ tiếp tục tiến lại gần hơn, sờ
vào chiếc thuyền rồi nâng bàn tay vừa sờ mó của mình lên trán và đôi môi
của mình. Cuối cùng họ thốt lên những lời trầm trồ và vui mừng, và, tay
nắm tay thành một vòng, từ bà già cho đến mấy đứa bé, họ nhảy múa xung
quanh chiêc thuyền.
XXI
Beppo
là người đầu tiên leo lên thuyền. Đứng trên cái sàn nhỏ ở đầu mũi, nó
lần lượt lôi ra từ trong khoang thuyền từng món một các đồ trang thiết
bị mà chúng tôi đã sắm đầy đủ: neo, dây thừng, hũ bốn quai, những chiếc
buồm đẹp mới tinh, giỏ đựng cá, mấy cái áo khoác tay rộng. Nó làm cho
cái neo phát ra những tiếng lẻng kẻng, nhấc bổng những mái chèo lên khỏi
đầu của mình, giở lớp vải buồm ra, vò thử lớp lông thô của mấy cái áo
khoác ngoài giữa các ngón tay của mình. Nó chỉ tất cả những của cải này
cho ông nội, bà nội, chị mình xem với những tiếng reo và những cái dậm
chân sung sướng. Ông cha, bà mẹ, Graziella thì khóc trong khi hết nhìn
chiếc thuyền lại nhìn chúng tôi.
Các
thủy thủ đi giao thuyền nấp mình đằng sau những tảng đá cũng khóc theo.
Tất cả mọi người chúc phúc cho chúng tôi. Graziella, mặt cúi xuống, và
để tỏ ra biết ơn xứng đáng hơn nữa, cô ta tiến lại gần bà nội của mình,
và tôi nghe cô ta thì thầm trong khi chỉ tay về phía chúng tôi: "Nội
bảo rằng họ là những người ngoại đạo, và khi cháu nói với nội, chính
cháu nói, rằng đây có thể là những thiên thần thì đúng hơn! Ai mới là
người có lý đây?»
Bà
già lao mình xuống dưới chân chúng tôi và xin được tha thứ về những
điều nghi ngờ của mình. Kể từ giờ phút đó, bà ta thương mến chúng tôi
cũng gần như bà ta thương yêu đứa cháu gái của mình hoặc Beppo.
XXII
Chúng
tôi để mấy người thủy thủ trở về Procida, sau khi trả họ ba đồng vàng
như đã thoả thuận trước. Chúng tôi giao cho mỗi người khuân một món
những đồ trang bị để ngổn ngang trong thuyền. Chúng tôi mang tất cả cái
tài sản của gia đình hạnh phúc này về nhà thay vì những mảnh vỡ của cái
gia tài của ông ta. Buổi tối sau khi dùng bữa ăn dưới ánh sáng của ngọn
đèn, Beppo đem mảnh ván có hình thánh Phanxicô do cha mình đã khắc để
nơi đầu giường ngủ của bà nội, dùng cưa cắt lại cho vuông vức, gọt cho
sạch lại bằng dao rồi đánh bóng lên và sơn mới trở lại. Nó dự định ngày
hôm sau sẽ đem bức tựợng gắn lên đầu mút bên trong của mũi thuyền, cốt
để cho trong chiếc thuyền mới vẫn có một cái gì đó của con thuyền cũ.
Chính các dân tộc thời cổ cũng vậy, khi dựng lên một ngôi đền tại vị trí
của một ngôi đền cũ, họ đã cẩn thận đưa vào kiến trúc mới những vật
liệu, hoặc ít ra là một cây cột của ngôi đền cũ trong khi xây dựng, cốt
để cho vẫn có cái gì cũ và thiêng liêng trong cái hiện đại, và cho dù
chính vật kỷ niệm có cũ kỹ và thô thiển vẫn có được sự tôn thờ và uy
quyền đối với tâm hồn giữa các kiệt tác của ngôi đền mới. Con người ở
đâu cũng vẫn là con người. Bản chất nhạy cảm luôn luôn có cùng bản năng,
cho dù họ làm cho ngôi đền Parthenon, đền thánh Phêrô ở Roma, hoặc con
thuyền của một ngư dân nghèo trên một bãi đá ngầm ở Procida.
XXIII
Đêm
đó có lẽ là đêm hạnh phúc nhất trong tất cả các đêm mà Đấng quan phòng
đã dành cho ngôi nhà này kể từ khi nó ra khỏi đá cho đến khi nó trở về
cát bụi. Chúng tôi ngủ với tiếng gió thổi trong các cây ô liu, tiếng
sóng vỗ rạt rào trên bờ biển và dưới ánh trăng là là trên sân thượng.
Khi chúng tôi thức dậy, bầu trời đã được quét sạch giống như một quả cầu
thủy tinh được đánh bóng, biển sẫm màu và lốm đốm bọt sóng như thể nước
biển đã đổ mồ hôi vì tốc độ và sự thấm mệt.
Nhưng
gió vẫn luôn luôn gào thét dữ dội hơn. Bụi trắng do các con sóng dồn
lại trên mũi Misène vẫn còn cao hơn ngày hôm trước. Chúng nhận chìm tất
cả bờ biển Cumes trong một màn bụi nước trắng xóa không ngừng lên xuống.
Không có cánh buồm nào trên vịnh Gaète hay vịnh Baia. Những con én biển
lướt đôi cánh trắng trên bọt sóng, loài chim duy nhất tìm thấy môi
trường của mình trong cơn bão và kêu mừng vui trong những cuộc đắm tàu,
giống như các cư dân đáng nguyền rủa của vịnh Trépassés chờ đợi con mồi
của mình là những chiếc tàu bị nạn.
Chúng
tôi cảm thấy mà không nói ra cho nhau một niềm vui thầm kín bị giam hãm
trong nhà và trong vườn nho của người lái thuyền như thế này do thời
tiết xấu. Điều đó đã cho chúng tôi thời gian để tận hưởng cái hoàn cảnh
của chúng tôi và vui thú với niềm hạnh phúc của cái gia đình nghèo mà
chúng tôi đã gắn bó mình vào như những đứa con.
Gió
và biển động cầm chân chúng tôi chín ngày trọn. Chúng tôi ao ước, nhất
là tôi, rằng bão sẽ không bao giờ chấm dứt và một bó buộc nào đó không
cố ý mà do định mệnh làm cho chúng tôi phải lưu lại hàng năm nơi chúng
tôi thấy mình tuy bị giam hãm nhưng cũng hạnh phúc vô cùng. Tuy nhiên
ngày giờ của chúng tôi vẫn trôi qua từ từ và rất đều đặn. Còn gì chứng
tỏ tốt hơn là khi con tim trẻ trung và vui với tất cả thì chỉ cần chút
ít vật chất thôi cũng đủ cho hạnh phúc. Nó cũng giống như các thực phẩm
đơn giản nhất đã duy trì và đổi mới đời sống của cơ thể khi sự thèm
khát làm gia tăng hương vị và khi các cơ phận của thân thể đều mới và
khỏe mạnh...
XXIV
Chúng
tôi thức dậy khi có tiếng những con chim én lướt qua cái mái che trên
sân thượng chỗ chúng tôi nằm ngủ; lắng nghe cái giọng còn trẻ thơ của
Graziella khe khẽ hát trong vườn nho vì sợ quấy rầy giấc ngủ của hai
người khách lạ; nhanh nhẹn đi xuống bãi để nhào xuống biển và bơi lội
vài phút trong cái vũng đá nhỏ mà cát mịn chiếu sáng qua sự trong suốt
của nước sâu, và nơi mà sự chuyển động và bọt nước của biển cả không xâm
nhập tới được; chầm chậm đi trở lên nhà trong khi làm khô và sưởi ấm
dưới ánh mặt trời tóc và vai bị ướt đẵm vì tắm trong nước; ăn sáng trong
vườn nho với một mẩu bánh mì và pho mát sữa trâu mà cô gái mang đến và
cùng bẻ ra với chúng tôi, uống nước trong và mát từ nguồn giếng do cô ta
múc và đựng trong một chiếc bình thuôn bằng đất nung và cô ta đỏ mặt
khi nghiêng chiếc bình trên cánh tay trần của mình cho chúng tôi kề môi
vào miệng bình; sau đó giúp gia đình trong hàng nghìn công việc lặt vặt
của đời sống nông thôn trong nhà và ngoài vườn; dựng lại các vạt tường
rào quanh vườn nho và chống đỡ các sân thượng; cạy những cục đá lớn bị
lăn từ trên đầu của những bức tường này lên những cây nho con hồi mùa
đông và lấn chỗ của đất mà người ta có thể trồng trọt thêm đôi chút giữa
các gốc nho; mang những trái bí vàng mà chỉ một quả thôi cũng cần phải
một người khuân vào trong căn hầm; sau đó cắt bỏ những dây bí lá lớn che
phủ mặt đất và làm vướng bước chân trong khoảng bò tràn lan của nó;
khơi một cái rãnh nhỏ trong đất khô giữa mỗi hàng gốc nho dưới các giàn
nho cao để cho nước mưa tụ lại và tiêu tưới cho cây lâu dài hơn; đào
những cái hố hình phễu ở các gốc sung và chanh để dùng cho việc tiêu
tưới, đó là những công việc bận bịu suốt buổi sáng của chúng tôi cho đến
khi mặt trời rọi những tia nóng rát thẳng đứng trên mái nhà, trong
vườn, trên sân buộc chúng tôi phải tìm nơi trú nắng dưới các giàn nho.
Sự trong suốt và phản chiếu của lá nho nhuộm cho cái bóng râm chập chờn
nơi đây một màu ấm áp và hơi vàng.
Nguyên tác Graziella
Tác giả ALPHONSE DE LAMARTINE (1790-1869)
ÐOÀN VĂN KHANH dịch Tác giả ALPHONSE DE LAMARTINE (1790-1869)
theo nguyên văn tiếng Pháp
No comments:
Post a Comment