BỐN MƯƠI MÙA XUÂN QUA
Trời biển Qui nhơn lồng pho tình sử
Buổi đầu tiên trao ánh mắt nụ cười
Và tóc xanh má thắm tuổi hai mươi
Trao ước nguyện trọn một đời chung bóng
Ôi hương lửa đẹp tình thời Hoa mộng
Tưởng vườn xuân Mai tựa bóng tùng che
Tưởng trăm năm biển hẹn với non thề
Từ xanh tóc đến bạc đầu thắm thiết
Sông núi Bình Thành lồng khung vĩnh biệt
Chí khí nam nhi hành sự chính nhân
Thương mảnh dư đồ, thương xót toàn dân
Ôm tài đức dấn thân vào lửa bạo
Lửa đã đốt một thiên tài uyên áo
Lửa cháy tro trang Sấm Bạch Linh Ngôn
Gò đất ôm thân, sông núi nghinh hồn
Anh viết đẹp một bài ca chính sử
Em kinh hoảng giữa địa đàng quá dữ
Sức mình không chống nổi đám cuồng phong
Ba đứa con thơ chiu chít niềm đau
Nuốt nước mắt vào tim tràn uất hận
Ðặt tên con anh nhắn về "Bách Nhẫn"
Là biết em đã trăm nhớ nghìn thương
Là hiểu em sẽ tàn sắc phai hương...
Vì gió bão cuộc đời, thân chiếc bóng!...
Trang tình sử chôn sâu nơi Gò Rộng
"Nửa chừng xuân" Mai Lộc đứt cung đàn
Cầu Ô còn Chức Nữ hẹn Ngưu Lang
Em: bốn chục mùa ngâu ai hẹn ước
Ðất mộ chí màu máu bầm lệ ướt
Cúi hôn anh, cắn cỏ nuốt lời đau
Anh không màng bia đá khắc mai sau
Em trân trọng ân tình ghi suốt kiếp
Theo Cha Me lánh xa miền đất chết
Dìu mấy con thơ đứa dắc đứa bồng
Chân dẵm gian nan quay lại quê chồng
Hai bàn tay không, áo quần vá nạm
Linh địa Nha trang khung trời tươi sáng
Ðồng chí của anh học giả văn nhân
Thiện giáo, chính gia... mến phục tinh thần
Nhắc nhở tên anh gợi lòng dũng cảm
Cũng có lắm kẻ mập mờ tàn mạn
Chen chân nhau trong thế lực quyền hành
Ðục nước béo cò chôn vùi chí lớn
Em bắt tay buôn tảo bán tần
Mà nhọc nhằn cam khổ mấy mươi năm
Kìm chân lại không bước cầm duyên khác
Em tạ từ khách bước qua sông
Ai thế được anh giọng hát với cung đàn
Mà điệp khúc còn ghi lòng son sắt
Mùa thu qua, mùa thu qua dày dặc
Giấc cô đơn quá khứ vãng lai lòng
Tương lai như bấc lụn ngọn đèn chong
Như góc núi hoàng hôn run nắng ngã
Em tổ chức ba lần ngày cưới gả
Trước bàn thờ anh trầm nến lung linh
Em hiểu anh vui "con của chúng mình
Nên gia thất" em châm trà dâng rượu
Bao mưa nắng giữa chợ đời gió bụi
Gom góp mồ hôi xây một ngôi nhà
Lòng ước mơ cũng có buổi thăng hoa
Con cháu sẽ quây quần vui tổ ấm...
Nhưng bão cát gió luồng sông hồ dậy sóng
Không có bình minh không có hoàng hôn
Các con phải lên đường tìm đất sống
Chuyện tử sanh hiểm họa bước chân liều
Em hãi hùng thương nhớ biết bao nhiêu
Ðêm không ngủ vọng nghìn trùng mây nước
Thuyền cập bến Phật độ trì ân phước
Qua biển sâu, gió ngược sóng chiều người
Nhập đất hoàng kim đôi đóa hồng tươi
Kết tụ sắc hưởng khung trời tân tạo...
Em rời bỏ căn nhà như gió bão
Công dã tràng xe cát mấy mươi năm
Em càng xa ngôi mộ của anh nằm
Miền băng tuyết chừ lạnh lùng băng tuyết
Bên đất Mẹ anh nằm trong nấm huyệt
Có ai đâu thắp ấm nén hương tình
Anh nghĩ gì trong một kiếp nhân sinh
Ôm mộng ước như sương tan mây uyển
Nhập ngàn sao dòng cổ tự lung linh
Nhập sắc mây: mây biến ảo muôn hình
Hồn anh ngát gió hương mây đỉnh núi
Em sống trọn như truyện tình trang cuối
Chữ thủy chung trân trọng ấn son xưa
Ðất Á trời Âu lớp lớp giao mùa
Em suốt kiếp vẫn mùa tang tưởng vọng
Bán lợi mua danh như phù vân mộng
Phủi hai tay lọc lại những ân tình
Xin vì anh tô đẹp nét hy sinh
Anh vì nước, em vì tình tương xứng
Xa cách nghìn trùng nước mây cảm ứng
Trời tuyết băng nhớ nắng ấm quê nhà
Nhớ dáng hàng cau nhớ khóm tre già
Trong nỗi nhớ có ly chè chén hến
Khẩu vị đậm đà dậy men tâm tưởng
Sắc hương xưa chừ hoa phấn lồng gương
Nhớ những cơn mưa quặn suối đau nguồn
Hàng di cảo vần thơ day dứt hận:
"Mưa rơi thánh thót mưa rơi"
Con sông cau mặt quả đồi trơ gan
Miên man tràn mộng miên man
Lòng xao sóng nhớ ý hàng mạch đau
Lòng xao nhớ trăm câu tâm sự
Hàng mạch đau ngàn chữ nhớ thương
Lửa chài Xóm Bống cồn sương
Qui nhơn tình sử chập chờn mộng xưa
PHAN TUYẾT MAI
Dưới đây là bài báo viết về bà đăng trong tờ báo Mỹ tại địa phương ngày bà qua đời.
In a visitation room at Lincoln Memorial
Funeral Home, red candles burn at a small shrine honoring Tuyet-Mai Thi Phan, a beloved elder in Lincoln's Vietnamese community.
The 78-year-old great-grand-mother and
president of the Buddhist Community of Lincoln died Sunday, a week after
suffering a heart attack at home.
"We pray she is beside Buddha and she is
happy," her grandson, Bao Nguyen, said Tuesday as family and friends gathered
to pray and light candles in the carpeted room filled with flowers and
the faint scent of incense.
Dau Nguyen, a friend and member of the
Buddhist community, called the small, white-haired widow an inspiration.
"Whenever she heard of a person who was
sick or ill she went to visit them," Dau Nguyen said. "She devoted her
life to religious activity and social activity."
The grandmother was born in Quang Nam in
central Vietnam, married and began the task of raising three daughters.
Her life changed in 1952 when her husband, a teacher and principal, was
executed by the communists for speaking out against them.
She had met Loc Huu Nguyen years before
when he oversaw a test she took as a shool girl.
"He saw her - it was love at first sight,"
said her grandson.
He would be her only love. The widow supported
her three daughters alone, taking in sewing and selling gifts and jewelry.
In 1990 she came to Lincoln with her middle
daughter, following her other daughters and their families, who arrived
in 1980.
In 1998 she became a U.S. citizen.
"She tried many times before then," said
her oldest daughter, Nga Nguyen. "It made her very happy."
Thi Phan had four grandchildren, but she
was like a grandmother to many more, said Holly Le, leader of Linlcon's
Buddhist Youth Organization.
The compassionate elder took a special
interest in the Buddhist youths, giving them her time, her money, her advice.
"Whatever she had she always gave," said
Le. "Everybody in community, young or old, they always fall in love with
her. We look her up as a grandmother."
Thi Phan is survived by three daughters,
Nga P. Nguyen, Nhung P. Nguyen and Nghi P. Nguyen, four grandchildren and
one great-grandchild.
A fifth grandchild, Sue Bui, who died two
years ago, is buried at Lincoln Memorial Park.
"Her greatest wish is she would lay beside
her granddaughter," said Bao Nguyen.
She will be buried at Lincoln Memorial
Park, beside her granddaughter, after a 9 a.m. funeral service today at
Lincoln Memorial Funeral Home, 6800 S. 14th St.
By CINDY LANGE-KUBICK
Lincoln Journal Star
Wednesday, January 17, 2001
By CINDY LANGE-KUBICK
Lincoln Journal Star
Wednesday, January 17, 2001
No comments:
Post a Comment